Page 94 - Hóa phân tích
P. 94
Ví dụ 2. theo kết quả của 6 lần phân tích hàm lượng CaCO 3 bằng phương pháp A,
ta tính được độ lệch chuẩn của phương pháp này là 4,3mg. Căn cứ 5 lần phân tích
theo phương pháp B ta tính được độ lệch chuẩn là 2,1mg. Hỏi độ lặp lại của
phương pháp có đồng nhất không?
4.3 2
F TN = = 4.19
2.1 2
Ứng với K 1 = 5; K 2 = 4 thì F LT = 6.26. Vậy độ lặp lại của 2 phương pháp đo khác
nhau là có nghĩa. Hay độ lặp lại của 2 phương pháp là khác nhau.
3.2.2. Phân bố Student ( t )
Phân bố chuẩn Student thường dùng trong các phép đo nhỏ ( N< 30). Khi số
phép đo nhỏ, mật độ phân bố có thể lệch khỏi qui luật của phân bố chuẩn, do đó
cần loại trừ độ tin cậy bằng phân bố đối xứng biến dạng.
Chuẩn t được dùng để so sánh xem có sự khác nhau có nghĩa giữa giá trị
thực nghiệm x và giá trị µ hay không. Phương pháp này cũng được dùng để so
sánh kết quả thực nghiệm với giá trị chuẩn trong mẫu kiểm tra chất lượng và mẫu
chuẩn so sánh.
Phép đo này dựa trên khoảng tin cậy của giá trị trung bình. Nếu sự khác nhau
giữa giá trị tìm được và giá trị thực lớn hơn giá trị của phép đo thì chứng tỏ có sự
khác nhau có nghĩa giữa hai giá trị này ở độ tin cậy thống kê đã cho.
3.3. Khoảng tin cậy, giới hạn tin cậy và độ không đảm bảo của đại lượng đo
3.3.1. Khoảng tin cậy (confidence interval - CL) của đại lượng đo là giá trị thực
biểu thị khoảng tồn tại giá trị trung bình hay còn gọi là khoảng bất ổn của số liệu
thực nghiệm trung bình.
3.3.2. Giới hạn tin cậy (CL- confidence limit) là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của
khoảng tin cậy.
Việc tính toán khoảng tin cậy của giá trị trung bình chỉ được thực hiện khi
sai số hệ thống xuất hiện không đáng kể.
84