Page 3 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 3
Bóng tối Ánh sáng Mặn Nhạt
Nghỉ ngơi Hoạt động Mùa đông Mùa hè
Dưới Trên Nữ Nam
Lạnh, mát Nóng, ấm Yếu Mạnh
Lưu ý: Do trong âm có dương, trong dương có âm và âm dương chuyển
hóa cho nhau nên những quy ước trên mang tính chất tương đối.
Trong vạn vật, tùy vị trí và trạng thái hoạt động, có lúc là dương, có lúc là
âm. Vì vậy, âm dương mang tính chất quy ước tương đối. Ví dụ: động vật đực là
dương nhưng trong số đó lại có những con có những thuộc tính của âm như yếu
ớt, chậm chạp, ít hoạt động. Động vật cái là âm, nhưng trong số đó lại có những
con có thuộc tính của dương như mạnh mẽ, nhanh nhẹn, thích hoạt động sôi nổi.
1.3. Các quy luật âm dương
*Âm dương đối lập
- Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước lẫn nhau như ngày với đêm, nóng với
lạnh. Sự đối lập có nhiều mức độ:
+ Mức độ tương phản như: sống, chết; nóng, lạnh; sáng, tối.
+ Mức độ tương đối như: khỏe, yếu; ấm, mát.
+ Cần dựa vào những mức độ đối lập để có biện pháp thích hợp khi cần điều
chỉnh âm dương.
* Âm dương hỗ căn
- Hỗ căn là sự nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau để phát sinh và phát triển.
- Âm có trong dương, dương có trong âm.
- Âm dương không tách biệt nhau, mà hoà hợp với nhau, thống nhất với
nhau.
* Âm dương tiêu trưởng
- Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nói lên sự vận động không ngừng,
sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương.
- Quá trình biến động thường theo một chu kỳ nhất định như sáng tối trong 1
ngày, bốn mùa trong 1 năm.
3