Page 4 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 4
- Sự vận động của hai mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới mức nào đó
sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là “ Âm cực sinh dương, dương cực sinh âm” .
Ví dụ: trong quá trình phát triển của bệnh tật, bệnh thuộc phần dương
(như sốt cao) có khi gây ảnh hưởng đến phần âm (như mất nước), hoặc bệnh ở
phần âm (mất nước, mất điện giải) tới mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến phần
dương (như choáng, trụy mạch).
* Âm dương bình hành
Bình hành là cân bằng cùng tồn tại. Sự cân bằng âm dương là cân bằng
động. Âm dương bình hành trong sự tiêu trưởng và tiêu trưởng trong thế bình
hành. Nếu sự cân bằng âm dương thay đổi hoặc bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ
diệt vong.
1.4. Biểu tượng của học thuyết âm dương
- Học thuyết âm dương được biểu tượng bằng
một hình tròn, biểu hiện là một vật thể thống
nhất.
- Bên trong có hai phần đen (âm) và trắng
(dương) biểu thị âm dương đối lập.
- Trong phần đen có vòng tròn nhỏ mầu trắng,
trong phần trắng có vòng tròn nhỏ mầu đen biểu
thị trong âm có dương, trong dương có âm.
Hình 1:
- Khi phần trắng đạt tới cực đại thì xuất hiện
Biểu tượng học thuyết âm
phần đen, khi phần đen đạt tới cực đại thì xuất
dương
hiện phần trắng, biểu thị âm dương tiêu trưởng.
- Diện tích hai phần âm dương bằng nhau được
phân đôi bằng một đường cong động, biểu thị âm
dương cân bằng trong sự tiêu trưởng
1.5. Ứng dụng của học thuyết âm dương
1.5.1. Ứng dụng trong sinh lý
4