Page 5 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 5
Âm dương tuy đối lập nhưng lại hỗ căn với nhau để đảm bảo hoạt động
của con người. Dựa vào nội dung của học thuyết âm dương, có các quy ước sau:
Âm Bên trong, phía trước, ở dưới, bên trái, bụng, ngực, tạng, huyết
Dương Bên ngoài, phía sau, ở trên, bên phải, lưng, phủ, khí
Ví dụ: Tỏa nhiệt là âm, tạo nhiệt là dương. Trong cơ thể, nếu hai quá trình
0
này cân bằng thì nhiệt độ cơ thể là 37 C, là bình thường. Nếu tạo nhiệt tăng lấn
át tỏa nhiệt, sinh trong người nóng hoặc sốt nóng. Nếu tỏa nhiệt tăng lấn át tạo
nhiệt, sinh trong người lạnh hoặc có cảm giác rét run.
Vì trong âm có dương, trong dương có âm, nên tạng là âm nhưng có phần
thuộc âm, phần thuộc dương. Ví dụ: Can là tạng, là âm nhưng có can khí là
dương, can huyết là âm.
1.5.2. Ứng dụng trong bệnh lý
Bệnh là do sự mất thăng bằng và rối loạn âm, dương.
- Mất thăng bằng của âm dương: trong cơ thể, hoặc do 1 bên quá mạnh (âm
thịnh hoặc dương thịnh), hoặc do 1 bên quá yếu (âm hư hay dương hư) đều dẫn
đến bệnh lý.
- Rối loạn: âm dương rối loạn về tiêu trưởng, lúc âm thắng, lúc dương thắng,
hoặc âm dương thác tạp, tức là âm dương xen kẽ, lẫn lộn trong nhau. Nếu yếu tố
dương tác động làm dương thịnh, nếu yếu tố âm tác động làm âm thịnh, nếu âm
hư thì dương vượng, nếu dương hư thì âm vượng. Khi dương hơn âm thì biểu
hiện là nhiệt, khi âm hơn dương thì biểu hiện là hàn.
Âm thịnh Dương thịnh Âm dương cân bằng Âm hư Dương hư
Hình 2: Sơ đồ tương quan âm, dương
5