Page 2 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 2
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH
Thời gian: 01 giờ
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được khái niệm và các quy luật của học thuyết âm dương.
2. Trình bày được khái niệm và các mối quan hệ của học thuyết ngũ hành.
3. Nêu được ứng dụng của học thuyết âm dương.
1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
1.1. Khái niệm
Học thuyết âm dương là triết học cổ đại phương Đông nghiên cứu sự vận
động và tiến hóa không ngừng của vật chất. Học thuyết âm dương giải thích
nguyên nhân phát sinh, phát triển và tiêu vong của vạn vật.
Học thuyết âm dương là nền tảng tư duy của các ngành học thuật phương
đông, đặc biệt là y học. Y học ứng dụng học thuyết âm dương vào việc phân
tích, giải thích về cấu tạo cơ thể con người, chức năng sinh lý, thay đổi bệnh lý
từ đó đưa ra các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
1.2. Nội dung học thuyết âm dương
Vạn vật trong vũ trụ, kể cả con người cũng như các hiện tượng thiên
nhiên, đều có 2 thuộc tính âm dương. Âm và dương là tên gọi cho hai yếu tố cơ
bản của một sự vật, hai cực của một quá trình vận động và hai nhóm hiện tượng
có tính chất trái ngược nhau nhưng có mối liên quan biện chứng với nhau.
+ Một số thuộc tính cơ bản của âm là: phía dưới, bên trong, yên tĩnh, có xu
hướng tích tụ.
+ Một số thuộc tính cơ bản của dương là: phía trên, bên ngoài, hoạt động, có
xu hướng phân tán.
Dựa vào những thuộc tính cơ bản, người ta phân định tính chất âm dương
cho các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội như sau:
Âm Dương Âm Dương
Đất Trời Vị đắng Vị cay
Nước Lửa Chua Ngọt
2