Page 56 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 56
- Người bệnh mất ngủ thể thực chứng: mất ngủ, tinh thần bức bối, dễ cáu giận
bực tức, không muốn ăn, miệng khát muốn uống, mắt đỏ, miệng đắng, tiểu vàng,
đại tiện táo kết; lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.
- Người bệnh mất ngủ thể hư chứng: mất ngủ, hay mơ, dễ tỉnh giấc. Đau đầu,
hoa mắt chóng mặt, tay chân tinh thần mỏi mệt. Không muốn ăn uống, sắc mặt
không nhuận; lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch tế.
1.4. Điều trị
+ Bệnh nhân đến khám vì lý do mất ngủ cần được chú ý đến các bệnh lý sẵn
có, tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ do thực thể hay do tâm lý. Tư vấn các
cách thức cơ bản về vệ sinh giấc ngủ và kiểm soát các yếu tố kích thích như:
- Phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh
- Tập thói quen đi ngủ, thức dậy đúng giờ
- Tăng cường tập luyện thể thao
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng
- Không dùng chất kích thích vào buổi tối
- Dùng 1 số trà an thần: trà sen, trà hoa cúc
Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết: các thuốc nhóm Benzodiazepam
(seduxen), thuốc chống trầm cảm…
+ Y học cổ truyền trong điều trị mất ngủ thường dựa vào thể bệnh của bệnh
nhân mà sử dụng các bài thuốc khác nhau:
- Thể can uất hóa hỏa (mất ngủ, tinh thần bức bối, dễ cáu giận, không
muốn ăn…): dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm
- Thể đàm nhiệt nội nhiễu (mất ngủ, nặng đầu, tức ngực, sợ ăn, lợm giọng,
nhịp tim nhanh…): dùng bài Ôn đản thang gia giảm.
- Thể âm hư hỏa vượng (tâm phiền, bất an, đau đầu chóng mặt, ù tai, eo
lưng đau mỏi…): dùng bài Hoàng liên a giao hợp Lục vị địa hoàng hoàn gia
giảm
- Thể tâm tỳ lưỡng hư (mơ nhiều, dễ tỉnh giấc, hoa mắt chóng mặt, tinh
thần mệt mỏi…): dùng bài Quy tỳ thang gia giảm.
56