Page 52 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 52

- Ăn uống đồ ăn ít dầu mỡ, dễ tiêu, đảm bảo dinh dưỡng như: sữa, thịt nạc, tránh

                  các đồ ăn béo, cay nóng như thịt trâu bò, thịt dê, thịt chó, tôm... các đồ ăn táo

                  nhiệt, sống, lạnh...

                  - Người bệnh cảm phong hàn có thể dùng cháo có Tía tô, Sinh khương, hồ tiêu

                  để  tán  hàn;  người  bệnh  cảm  phong  nhiệt  có  thể  dùng  cháo  có  Phòng  phong,

                  tránh đồ cay nóng, đặc biệt kiêng ăn thịt gà (gà trống), cá tươi, tôm cua, thịt

                  chó...

                  - Ăn các đồ mát như: hoa quả tươi (chuối, lê, dưa hấu...),

                  - Cung cấp chất dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất

                  2.4.4. Ngăn ngừa biến chứng

                  - Người sốt cao kéo dài, chức năng tỳ vị kém có thể dẫn đến loét miệng lưỡi nên

                  động viên người bệnh vệ sinh miệng họng, dùng các loại dầu có nguồn gốc thực

                  vật bôi giữ ẩm cho môi miệng, với trường hợp có loét thì nên dùng các dung

                  dịch có Kim ngân, Liêu kiều để súc họng hoặc dùng thuốc bôi.

                  - Đảm bảo cho người bệnh đi ngoài bình thường, nếu có biểu hiện táo bón có thể

                  dùng Ma nhân, lá khoai lang, chuối, Tỳ bà...


                  - Những bệnh nhân nằm lâu cần chú ý phòng tránh loét.
                  - Chú ý theo dõi: nhiệt độ, tinh thần, mồ hôi, nhị tiện, lưỡi, mạch của người bệnh


                  nhằm phát hiện và xử lý sớm các diễn biến bệnh:
                         + Nếu bệnh nhân có biểu hiện tụt thân nhiệt, ra nhiều mồ hôi, sắc mặt


                  nhợt, chân tay lạnh, tinh thần bất an, mạch trầm tế phải chú ý chứng thoát (thoát
                  dương)


                         + Nếu có biểu hiện lú lẫn, mê sảng cần đề phòng nhiệt độc nhập dinh

                  phận

                         + Nếu ho, nôn ra máu, đi ngoài ra máu... xuất huyết; lưỡi tím hoặc đỏ

                  giáng, rêu vàng khô, mạch tế sác thì đề phòng nhiệt độc nhập huyết phận

                         + Nếu sốt cao kéo dài không ngưng, nôn, đi ngoài nhiều, tâm phiền, tự

                  hãn,  miệng  khát, họng  khô;  lưỡi  nứt, lưỡi  không  có  rêu, khô,  mạch  tế  muốn

                  tuyệt thì phải đề phòng chứng vong âm.

                  2.4.5. Giảm lo lắng, bổ sung kiến thức
                                                                                                          52
   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57