Page 51 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 51
+ Đánh gió
Trường hợp bệnh còn ở biểu:
- Người bệnh sốt nhẹ mà ít mồ hôi, sợ lạnh thì nên dùng Sinh khương để chườm
và đánh gió (vùng ngực, lưng) cho đến khi da người bệnh hồng lên thì dừng;
người bệnh sốt mà ít sợ gió, sợ lạnh thì có thể uống nước đường với 3-5 lát Sinh
khương; người bệnh sốt cao mà không ra mồ hôi có thể dùng Bạc hà, Kinh giới
(mỗi vị 15-30g) sắc uống có thể kết hợp với chườm ấm vùng ngực, lưng và tứ
chi (ngày làm 1-2 lần); người bệnh mà sốt và sợ gió nhiều, đầu thân đau mỏi thì
nên đánh gió cho ra mồ hôi.
Các trường hợp sốt mà không ra mồ hôi có thể xông nước là có nhiều tinh
dầu cho ra mồ hôi, khi ra thì dùng khăn khô lau, xông xong thì nên mặc quần áo
ấm và có thể kết hợp với ăn bát cháo có Tía tô, Kinh giới...
- Tránh gió khi ra mồ hôi, có thể dùng khăn mặt khô lau mồ hôi, khi hết mồ hôi
thì dùng khăn ấm lau người, đồng thời phải chú ý thay ga giường, thay quần áo
và giữ ấm cho người bệnh.
Trường hợp bệnh ở lý
- Toàn thân sốt cao, ra mồ hôi nhiều, khát nước nhiều, đại tiện bí kết, tâm phiền,
thậm chí mê sảng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô nên cho uống nước sắc Thạch
cao, Tri mẫu, Cam thảo, Ngạnh mễ, Kim ngân hoa, Đại hoàng,…
2.4.2. Bù nước và tân dịch
- Động viên người bệnh uống nhiều nước, đặc biệt là nước mát (nước thanh
nhiệt) như nước đậu xanh, đậu nành hoặc có thể đun nước Lô căn, Ngư tinh
thảo; Cát căn (bột sắn) làm nước uống. Bệnh nhân thử nhiệt có thể thanh thử
nhiệt bằng: sinh tố dưa hấu, sinh tố lê; bệnh nhân thử thấp có thể dùng Hoắc
hương tươi hãm nước uống.
- Người bệnh ra nhiều mồ hôi nên uống nước muối nhạt hoặc oresol, người bệnh
không uống được có thể đặt sonde dạ dày hoặc truyền dịch để bổ sung nước và
điện giải.
2.4.3. Cân bằng dinh dưỡng
51