Page 36 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 36
Lưu ý: Các dược liệu dùng để nấu cần được rửa sạch, theo dõi vùng da
điều trị trong quá trình tắm, ngâm.
* Bôi, đắp, chườm: dùng các vị thuốc có tinh dầu, các lá thuốc phơi khô, tán nhỏ
sao với rượu để bôi, đắp, chườm.
Lưu ý: Không sử dụng trên các vết thương nhiễm trùng nặng. Theo dõi và
quan sát vị trí điều trị.
* Dán: đem các vị thuốc nấu thành cao, chế với dầu vừng sáp ong làm thành cao
dán chữa mụn nhọt, đau nhức gân xương.
Lưu ý: Quan sát vị trí điều trị, phát hiện các dấu hiệu dị ứng tại chỗ dán
cao nếu có.
* Ngậm xúc: dùng các thuốc pha với nước, với rượu ngậm khi đau răng, đau
họng, loét miệng.
Lưu ý: Chỉ dùng để ngậm và xúc miệng họng, không được uống.
* Thổi mũi: lấy bột thuốc hay khói thuốc thổi vào lỗ mũi chữa bệnh tại chỗ, hôn
mê, ngất như khói bồ kết thổi vào mũi chữa ngất, hôn mê.
Lưu ý: Không được thổi quá nhiều thuốc bột vào mũi.
* Xoa bóp: dùng rượu thuốc xoa bóp vào chỗ sưng đau, nhức do ngã, viêm
khớp.
Lưu ý: Tránh dùng lên các vết thương hở.
* Xoa phấn: dùng các thuốc nghiền thành bột mịn, để xoa vào da như chứng ra
mồ hôi tay chân: long cốt nung 12g, mẫu lệ nung 12g, hoàng kỳ tán nhỏ 12g, bột
gạo tẻ 40g. Tán nhỏ trộn đều.
* Phương pháp khác: như nhét, đặt thuốc vào hậu môn, âm đạo, thụt thuốc, chữa
bỏng da bằng thuốc …
2. Thực hiện y lệnh không dùng thuốc
2.1. Các phương pháp không dùng thuốc
2.1.1. Châm cứu
Định nghĩa
- Châm: là dùng kim châm vào huyệt (tuỳ theo độ nông sâu của huyệt).
36