Page 50 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 50
những gánh nặng tâm lý trong khám, chữa bệnh cũng như trong quá trình hồi
phục sức khỏe.
Mối quan hệ giữa nhân viên y tế với người bệnh là mối quan hệ giữa con
người với con người, giữa nhân cách với nhân cách. Điều trị người bệnh một
cách toàn diện, nghĩa là thầy thuốc đồng thời vói quá trình tích cực cứu chữa
bệnh tật, phải hết lòng chăm lo, nâng đỡ tâm lý, tinh thần cho người bệnh.
2.4. Sự thích nghi của người bệnh với môi trường:
Có ba loại thích nghi của người bệnh với môi trường xung quanh, nhất là
môi trường xã hội.
2.4.1. Người bệnh thích nghi được với môi trường:
Những người bệnh này luôn tìm cách khắc phục bệnh tật về mặt tâm lý.
Họ coi bệnh tật chỉ là một quá trình sinh vật và vẫn giữ nguyên các giá trị xã
hội của mình.
Có trường hợp bệnh tật kích thích ý chí của cá nhân, giúp họ huy động
mọi khả năng để khắc phục khó khăn và duy trì các hoạt động sáng tạo. Có
nhiều người tàn tật nhưng do khổ luyện nên đã làm được những việc phi thường.
Khả năng bù trừ tâm lý của họ là rất lớn.
Phương pháp thích nghi xã hội của người bệnh vô cùng phức tạp, mang
tính cá biệt và phụ thuộc rất nhiều vào nhân cách cá nhân, vào sự giáo dục và
điều kiện xã hội. Việc thành lập các trường dành riêng cho những người khuyết
tật; tổ chức các cuộc thi thể thao, văn hóa cho ngưỡng người tàn tật… vừa thể
hiện sự quan tâm, lòng nhân đạo của xã hội, vừa tạo điều kiện để người tàn tật
thích nghi với cuộc sống và để họ tiếp tục cống hiến nhiều hơn.
2.4.2. Người bệnh không thích nghi được:
Đây là những người không có khả năng khắc phục bệnh tật về mặt tâm lý,
đầu hàng bệnh tật, tuyệt vọng, tự coi mình là thứ bỏ đi. Họ là những người nhu
nhược ý chí, ngại đấu tranh với bệnh tật, đi tìm sự bù trừ trong rượu và thuốc
ngủ; tự dày vò, than vãn về số phận. Có người bệnh chìm trong đau khổ, sống
cô đơn, ích kỉ. Song ngược lại, có người bệnh phô trương, cường điệu bệnh tật,
ỷ lại, đòi ưu đãi, quấy rầy gia đình, bệnh viện, xã hội…
2.4.3. Sự thích nghi đang tiếp diễn:
43