Page 42 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 42
2.3.1.6. Các biện pháp phòng chống stress tâm lý:
* Những yếu tố ảnh hưởng đến phòng chống stress tâm lý:
Khả năng đương đầu với stress tuỳ thuộc từng cá thể, tuy nhiên nó thường
phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Kinh nghiệm, vốn sống của cá nhân. Những người đã từng trả qua đau
khổ, từng vấp ngã thường đương đầu với stress tốt hơn.
– Khả năng và trí thông minh: những người có khả năng và thông minh
thường dễ tìm ra các biện pháp tốt nhất để thoát ra hoàn cảnh gây stress.
– Người có nghị lực, sống có bản lĩnh để đương đầu với stress; người lớn dễ
hơn trẻ em, nam dễ hơn nữ.
– Mức độ và tính chất của stress (số lượng, tần số thời gian…)
* Các biện pháp phòng chống stress tâm lý:
Khi đối diện với stress con người có thể tìm mọi cách và cố gắng đương
đầu với nó để tự bảo vệ mình. Thông thường các biện pháp sau có thể hiệu quả:
– Giải quyết vấn đề tìm lối thoát: nếu trẻ sợ bóng tối, có thể bật đèn; nếu lo mắc
bệnh thì tốt nhất là đến thầy thuốc để được khám và chẩn đoán bệnh rõ ràng.
– Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi phù hợp, ăn uống điều độ, đầy đủ, tham gia
thể thao.
– Quản lý thời gian, sắp xếp lại các công việc cho khoa học.
– Cố gắng tự chủ, luôn tự nhắc mình phải bình tĩnh khi đối diện với những
tình huống căng thẳng.
– Tự an ủi (tự ám thị): cố tìm trong cái không may cũng có điều may mắn.
– Tự kiềm chế bản thân: cố quên đi những điều gây khó chịu, động viên
chính mình để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống và công việc.
– Sự bù trừ: nếu yếu kém về một mặt nào đó, cá nhân cần nỗ lực để giỏi về
mặt khác.
– Tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, giải toả tâm lý, căng thẳng.
– Nghỉ ngơi, thư giãn: Việc nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp chúng ta có trạng
thái tâm lý thoải mái hơn, do đó sẽ bình tĩnh hơn trong việc giải quyết các khó
khăn đang gặp phải.
35