Page 46 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 46
Sự tri giác âm nhạc sâu sắc phụ thuộc vào sự rèn luyện, năng khiếu thẩm
mỹ và nhất là trạng thái tâm lý của người bệnh. Vì vậy, việc sử dụng âm nhạc
để điều trị phải phù hợp với từng người bệnh.
V.M.Bechterev nói: âm nhạc làm chủ xúc cảm của chúng ta. Bằng âm
nhạc, thầy thuốc có thể tạo ra các khí sắc nhất định, giảm dược hưng phấn, biến
được trạng thái buồn rầu thành vui tươi, tác động lên hô hấp và tuần hoàn, làm
cơ thể đỡ mệt mỏi, tạo cho mọi người một sinh lực dồi dào.
* Tâm lý và một số yếu tố khác của môi trường tự nhiên:
Mùi tác động lên cơ quan khứu giác và qua đó tác động lên tâm lý người
bệnh. Mùi của những chất nôn, chất thải; mùi của một số thuốc, hóa chất… làm
người bệnh khó chịu, sợ hãi. Có một số người bệnh luôn nhớ về một mùi nhất
định, ví dụ: người bị bệnh bạch hầu thường nhớ tới mùi bánh mốc, người bị
bệnh dịch hạch thường nhớ đến mùi táo…
Mùi thơm của hoa quả, của thảo mộc, của nước hoa… làm cho người bệnh
phấn chấn. Mùi tinh dầu hồi, long não… kích thích tuần hoàn, hô hấp của người
bệnh. Mùi chanh làm người bệnh đỡ mệt mỏi, tinh thần sảng khoái; mùi hoa
hồng sẽ tạo nên cảm giác êm dịu, tĩnh tại…
Vệ sinh thân thể, trang phục ảnh hưởng không nhỏ đến khí sắc của người
bệnh. Những quần áo cũ, rách, không đúng cỡ số… làm cho người bệnh cảm
thấy buồn cho thân thể ốm đau của mình. Đối với những trường hợp này, nên
cho người bệnh dùng một số đồ dùng cá nhân, miễn là giữ gìn sach sẽ.
Tình hình khí hậu và vi khí hậu ảnh hưởng quan trọng đến tâm lý người
bệnh. Không khí trong lành, áp lực khí quyển vừa phải, không nóng quá, không
lạnh quá… sẽ ảnh hưởng tốt đến khí sắc. Quang cảnh bệnh viện thoáng mát,
trang trí buồng bệnh hài hòa, có chậu hoa, cây cảnh đẹp đẽ ở cửa sổ… sẽ làm
cho người bệnh cảm thấy gần gũi với thiên nhiên, thêm yêu cuộc sống và tinh
thần thêm vui vẻ…
39