Page 45 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 45

–     Màu xanh làm hạ huyết áp, giảm căng thẳng thần kinh. Màu xanh đậm

                     làm cho người bệnh cảm giác an toàn. Màu xanh da trời tạo cảm giác yên tĩnh,

                     làm mất sự suy yếu cơ bắp do màu hồng gây ra. Những người thích màu xanh

                     lơ thường là người nghiêm khắc, có khả nawg thích ứng cao với hoàn cảnh,

                     trung thực, ổn định, không ưa tranh luận, đối đầu. Màu xanh lá cây được coi là

                     màu của sự tin cây. Những người thích nó thường khiêm nhường, mực thước,

                     nhẫn nại, không bộc lộ những tình cảm sôi động. Nhìn màu xanh lá cây, lúc

                     đầu chúng ta có cảm giác dễ chịu, song về sau, nếu nhìn lâu sẽ bị ức chế, thậm

                     chí bị rơi vào tình trạng trầm cảm. Những ánh sáng màu lục làm cho người

                     bệnh hoạt động kém hơn so với những ánh sáng màu đỏ.

                     –     Màu trắng thường gây phản ứng trung tính. Đôi khi nó làm cho những

                     người bệnh nhức đầu, đau khớp, bệnh thần kinh bị khó ngủ và chỗ đau bị tái

                     phát.

                     –     Sự kết hợp khéo lép màu trắng với các màu khác là biểu lộ một tính cách

                     bình ổn và giàu sức sáng tạo. Thảo Giac Vieno (nhà tô màu nổi tiếng người

                     Pháp): màu sắc có đủ khả năng, có thể sinh ra ánh sáng, tạo nên sự yên tĩnh

                     hoặc phấn chấn, làm tâm hồn êm dịu hay bão tố, đem lại cảm giác thnah bình

                     hay thảm họa.


                     2.3.2.2. Tâm lý người bệnh và âm thanh:
                           Âm thanh tác động rất lớn đến xúc cảm. Những tiếng ồn mạnh và kéo dài


                     sẽ gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi, thậm chí dẫn đến rối loạn tâm thần. Trái
                     lại, nếu quá yên tĩnh sẽ gây ức chế.


                           Âm nhạc tạo nên xúc cảm tích cực cho người bệnh, làm thay đổi khí sắc,
                     gây lòng sung sướng hoặc buồn rầu. Mặt khác, âm nhạc tạo ra một nhịp điệu


                     sinh hoạt đều đặn. Âm điệu và nhịp điệu của âm nhạc có khả năng làm biến đổi

                     tần số hô hấp, nhịp đập của tim và tác động lên quá trình trao đổi chất của cơ

                     thể. Lep Tôn xtoi đã nói: “Âm nhạc là tốc ký của tình cảm”.

                           Trong lâm sàn thần kinh và tâm thần, các thầy thuốc đã sử dụng âm nhạc

                     để điều trị. Âm nhạc được dùng làm phương tiện giảm đau.



                                                                                                          38
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50