Page 41 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 41
* Những biểu hiệu thực thể
– Tim mạch: nhịp nhanh, huyết áp tăng
– Tiêu hoá: có cảm giác khô miệng, đắng miệng, rối loạn tiêu hoá
– Hô hấp: thở nhanh
– Cơ khớp: đau ngực, hay rung mình, cảm giác rã rời chân tay
– Sinh dục: giảm ham muốn tình dục, thống kinh, rối loạn kinh nguyệt
– Nội tiết: tăng adrenalin, serotonin, toát mồ hôi, ra mồ hôi tay
– Thần kinh: nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi
Nếu nặng có thể có những rối loạn tâm thần.
2.3.1.5. Các hậu quả của tác động stress tâm lý:
Stress có thể dẫn đến các rối nhiễu tâm lý. Ở người lớn, mọi hành vi đều
mang tính chất:
– Có ý (ý định, ý đồ): nhằm một mục đích nhất định
– Có nghĩa: có một nội dung nhất định
– Có lý: hợp với lẽ phải thông thường
– Có tứ: nhằm tác động lên một hoặc nhiều người nào đó
Rối nhiễu tâm lý là những hành động vô ý, vô nghĩa, vô lý, vô tứ. Những
bất thường này thường dễ nhận ra. Nếu kéo dài đến một mức độ nào đó sẽ trở
thành bệnh lý.
* Các mức độ của rối nhiễu tâm lý:
– Lao tâm: cuộc sống căng thẳng gây mệt mỏi về tâm trí, được nghỉ ngơi
một thời gian sẽ trở lại bình thường.
– Khổ tâm: khi trong cuộc sống có những mâu thuẫn, xung đột không thể
giải quyết được, gây trăn trở, dằn vặt, nhưng không đến mức phá rối sinh hoạt
hằng ngày (gia đình, nghề nghiệp, học hành, giao tiếp).
– Nhiễu tâm: xuất hiện những triệu chứng phá rối sinh hoạt hằng ngày nhưng
chủ thể vẫn ý thức được là bất thường, chỉ không thể kiềm chế lại được.
– Loạn tâm: xuất hiện những dấu hiệu phá rối sinh hoạt hằng ngày mà chủ
thể không cưỡng lại được, cũng không ý thức được là bất thường. Bệnh nhân
bị rối loạn khả năng định hướng trong không gian, thời gian và vị trí xã hội (ảo
giác, hoang tưởng, loạn trí…)
34