Page 14 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 14

+  Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay

                               khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ…

                           +  Các quá trình hành động ý chí

                     1.7.2. Các trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ta trong thời gian

                     tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, như sự tập trung chú ý,

                     tâm trạng…

                     1.7.3. Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó

                     hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét nhân cách riêng ở mỗi người.

                     Người ta thường nói tới bốn nhóm của thuộc tính tâm lý cá nhân, bao gồm xu

                     hướng, tính cách, khí chất và năng lực.

                     1.8.  Nhân cách.

                           Vấn đề về nhân cách và sự hình thành nhân cách là vấn đề trung tâm của

                     tâm lý học, của hệ thống khoa học về con người, có ý nghĩa khoa học và thực

                     lớn lao. Cùng với những khoa học khác, tâm lý học đã góp phần làm sáng tỏ

                     một vấn đề xung quanh nhân cách như cấu trúc nhân cách, các con đường hình

                     thành nhân cách.

                     1.8.1. Khái niệm về nhân cách:

                           Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách. Khái niệm nhân cách được

                     dùng phổ biến nhất là coi: “nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính

                     tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người”.

                     –     “Thuộc tính” tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, cả về

                     phần sống động và phần tiềm tàng, có tính chất quy luật chứ không phải xuất

                     hiện một cách ngẫu nhiên.

                     –     “Tổ hợp” có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có

                     quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, làm thành một hệ thống, một cấu

                     trúc nhất định.

                     –     “Bản sắc” có nghĩa là trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có

                     cái chung của xã hội, từ dân tộc, từ giai cấp, từ tập thể, từ gia đình… vào con

                     người nhưng những cái chung này trở thành cái riêng, cái đơn nhất, có đặc điểm

                     về nội dung và cả về hình thức, không giống tổ hợp khác của bất cứ ai.

                                                                                                           7
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19