Page 119 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 119
- Có gây sự chú ý khi nhìn vào không?
- Có mang những thông tin thích hợp cho các đối tượng không?
- Có tránh được những thông tin không thích hợp không?
- Ngôn ngữ trong đó có dễ đọc không?
- Tranh ảnh có dễ xem và bắt mắt không?
- Những lời khuyên thể hiện trong đó có thực tế và mang tính khả thi không?
- Có cung cấp những thông tin đặc biệt mà những đối tượng thực sự muốn biết?
Có cho mọi người biết chỗ nào có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hơn
nếu cần?
7.3.7. Thư, báo, khẩu hiệu:
Báo có thể là báo tường hoặc báo sức khỏe… Khẩu hiệu có thể tự viết
hoặc in sẵn.
7.3.8. Đài phát thanh:
Đài phát thanh trung ương và các đài phát thành các cấp địa phương
thường xuyên tham gia vào các chương trình GDSK. Đài phát thanh có thể
truyền tải các nội dung GDSK dưới nhiều hình thức.
Các nội dung GDSK có thể được truyền tải qua các bài phóng sự, các bài
nói chuyện chuyên đề, các cuộc trả lời phỏng vấn, hỏi đáp về các vấn đề sức
khỏe và thông qua các chuyên mục phổ biến kiến thức.
Đây là một phương tiện thông tin nhanh, thuận tiện ít tốn kém, rất thích
hợp với điều kiện của tuyến cơ sở, thu hút được sự chú ý nghe của nhiều người
trong cùng một tời điểm. Yêu cầu nội dung phát thanh phải thiết thực, cụ thể,
ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với nhiều trình độ người nghe.
7.3.9. Phim đèn chiếu, phim cuộn:
CBYT có thể xây dựng một chủ đề GDSK nhất định, có sẵn lời chú thích
trên phim với nội dung phù hợp với thực tế địa phương, chiếu trong thời gian
10 - 15 phút, ngoài ra có thể kết hợp sử dụng các phương tiện khác như vô
tuyến truyền hình, vi deo…
7.3.10. Video clip:
112