Page 116 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 116
7.3.3. Pano, Áp phích:
Là những tờ giấy lớn hoặc những tấm bảng vẽ các bức tranh và các biểu
tượng với lời ngắn gọn nhằm thể hiện một nội dung nhất định nào đó, ví dụ
nguyên nhân của một bệnh, hậu quả của bệnh, đường lây truyền chính của
bệnh… Panô, áp phích được sử dụng rất rộng rãi và thường được dựng ở những
nơi công cộng nên nhiều người được biết và thường gây được sự chú ý và suy
nghĩ của nhiều người.
Yêu cầu kỹ thuật tối thiểu của một áp phích là:
– Phải đủ to: đứng xa 3m đọc rõ chữ, xa 6m xem rõ hình
– Ảnh, hình vẽ, lời chú thích phải gọn, thoát ý
– Mỗi áp phích chỉ khu chú vào một chủ đề
– Treo tại nơi có nhiều người có thể xem được: nơi tụ họp đông người như
cửa hàng, trường học, chợ…
– Một áp phích đạt được đúng các yêu cầu trên sẽ phục vụ tốt cho mục tiêu
giáo dục sức khỏe.
* Khi sản xuất pa nô, áp phích cần chú ý một số điểm sau:
– Xác định đối tượng đích phục vụ
– Xác định nội dung ý tưởng muốn diễn đạt
– Chọn hình ảnh muốn diễn đạt ý tưởng
– Chọn từ ngữ cần thiết để diễn đạt nội dung
– Dùng màu sắc để nhấn mạnh vấn đề, thu hút sự chú ý
– Hình ảnh phải dễ hiểu, khi xem người ta dễ hiểu nội dung muốn nói về
vấn đề gì.
– Chỉ nên trình bày một vấn đề trong một tấm áp phích, trình bày nhiều ý
tưởng sẽ làm rối và gây nhầm lẫn cho mọi người.
– Càng đơn giản, càng ít chữ càng tốt để người không biết đọc cũng có thể
hiểu được.
– Panô, áp phích có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các phương tiện khác
như phối hợp trong buổi GDSK trực tiếp, các cuộc triển lãm, hỗ trợ buổi chiếu
phim, diễn kịch… Khi dùng panô, áp phích cần chú ý tránh mưa gió làm hỏng
panô, áp phích.
109