Page 115 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 115
thường sử dụng cùng với sự hỗ trợ, phối hợp với các phương tiện khác nhau
như tranh, ảnh, panô, apphich, mô hình, hiện vật. Tuy nhiên, việc sử dụng lời
nói còn phụ thuộc vào kỹ năng của người GDSK. Nếu không rèn luyện và chuẩn
bị kỹ trước, khi nói dễ trở thành việc cung cấp thông tin một chiều, buồn tẻ,
không gây được chú ý, tập trung và cảm hứng cho người nghe, không để lại ấn
tượng làm đối tượng dễ quên. Người nói nếu không nắm chắc được nội dung
có thể dẫn đến truyền đạt không chính xác, theo ý chủ quan và có thể gây hiểu
lầm cho đối tượng.
Vì thế, muốn đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi người nói phải có lượng thông
tin thiết thực vừa đủ và chắc, khi nói cần phải minh hoạ bằng dụng cụ trực quan,
lời nói phải đi đôi với việc làm thực tế, thiết thực.
7.2. Cử chỉ, điệu bộ (ngôn ngữ thân thể).
Các cử chỉ và điệu bộ nhằm minh hoạ cho nội dung của lời nói, vì vậy đòi
hỏi các động tác phải chính xác, thị phạm, thuần thục, mang tính giáo dục cao.
7.3. Các phương tiện trực quan và phương tiện nghe nhìn.
Có tác dụng minh hoạ, bổ khuyết cho lời nói, thích hợp với mọi đối tượng,
mọi nơi. Nhưng phải chuẩn bị công phu, sáng tạo, nhiều khi tốn kém. Các
phương tiện trực quan thường dùng là:
7.3.1. Mô hình, hiện vật, mẫu vật:
Là bản sao, kích thước thường nhỏ hơn vật thật, có tính hấp dẫn dễ hiểu
hơn dùng tranh ảnh, nhưng cũng có mặt hạn chế là dễ làm cho đối tượng GDSK
hiểu sai về kích thước thật của vật thật.
7.3.2. Bảng đen:
Là dụng cụ rẻ tiền, đơn giản nhất trong các phương tiện trực quan và được
sử dụng trong hầu hết các hoàn cảnh.
108