Page 21 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 21
Bài 2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Thời lượng: 6 tiết
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
* Kiến thức
1. Trình bày được một số khái niệm liên quan đến ô nhiễm môi trường.
(CĐR2)
2. Trình bày được khái niệm, nguồn, tác nhân, ảnh hưởng và các biện pháp
cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất. (CĐR2)
* Kỹ năng
3. Đề xuất được các biện pháp vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe trong
một số tình huống giả định. (CĐR3)
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm
4. Chủ động, tích cực trong việc đề xuất các biện pháp vệ sinh môi trường để
bảo vệ sức khỏe trong một số tình huống giả định.
II. NỘI DUNG:
1. Đại cương về ô nhiễm môi trường.
1.1. Một số khái niệm.
1.1.1. Sự cố môi trường:
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người
hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường
nghiêm trọng (khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
Sự cố môi trường có thể xẩy ra do: thiên tai (Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất,
động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axít, mưa đá, biến động khí
hậu...); hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ
sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội,
an ninh, quốc phòng; sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử,
nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ hay sự cố
trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm
lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở
lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác.
17