Page 106 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 106
4.2. Quá trình dịch.
4.2.1. Nguồn truyền nhiễm:
* Nguồn truyền nhiễm là người:
- Là nguồn truyền nhiễm của hầu hết các bệnh truyền nhiễm đường máu
- Riêng bệnh dịch hạch và viêm não nhật bản, nguồn truyền nhiễm vừa là
người vừa là động vật.
* Nguồn truyền nhiễm là động vật:
- Các loài chim, thú là nguồn truyền nhiễm của bệnh viêm não Nhật Bản. Ở
Việt Nam, chim hoang dã giữ vai trò hết sức quan trọng. Chúng là ổ chứa
tự nhiên của vi rút viêm não Nhật Bản. Chúng có thể bị lây nhiễm vi rút lâu
dài mà không bị bệnh. Nguy cơ lây truyền và mức độ nguy hiểm tăng cao
khi chúng di cư.
- Gia súc: Lợn, ngựa, bò, chó, dê, cừu… cũng là nguồn lây nhiễm. Trong đó,
lợn nhà là loài giữ vai trò hết sức quan trong trong lan truyền dịch bệnh
viêm não Nhật Bản tại Việt Nam.
- Các loài động vật gặm nhấm là nguồn truyền nhiễm quan trọng của bệnh
dịch hạch, đặc biệt là chuột. Chúng có đặc điểm khi bị nhiễm mầm bệnh
cũng sẽ phát bệnh và chết. Tuy nhiên, khi chúng ngủ đông thì bệnh tiềm
tàng cho đến khi chúng thức dậy và hoạt động trở lại dịch sẽ bắt đầu có điều
kiện xảy ra. Tại Việt Nam, chuột là nguồn truyền nhiễm chủ yếu của bệnh
dịch hạch, dịch bệnh ở người thường xảy ra sau dịch ở chuột.
4.2.2. Đường truyền nhiễm:
- Các bệnh nhóm này có thể lây truyền theo phương thức sau:
- Lây truyền trực tiếp do tiếp xúc với máu/vật dính máu hoặc nhận máu
truyền từ người có nhiễm bệnh: Bệnh viêm gan B, HIV/AIDS…
- Lây truyền qua vết cắn của côn trùng tiết túc như muỗi, chấy, rận, bọ chét.
Các loài côn trùng sau khi hút máu có chứa mầm bệnh từ người hoặc động
vật bị bệnh sẽ có khả năng lây nhiễm bệnh suốt đời cho những người/động
vật tiếp theo mà chúng hút máu. Muỗi Culex tritaeniorhynchus còn có thể
truyền mầm bệnh cho thế hệ sau của chúng qua trứng, từ đó góp phần duy
trì lâu dài các ổ bệnh tỏng thiên nhiên.
102