Page 105 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 105
- Điều trị: Triệt để, đủ liều, bù nước và điện giải cho bệnh nhân.
- Quản lý giám sát:
+ Đăng ký, theo dõi ở trung tâm y tế dự phòng: Định kỳ xét nghiệm phân
(3 tháng, 6 tháng, 9 tháng) để đề phòng người khỏi mang mầm bệnh.
+ Làm tốt công tác khám, tuyển nhân viên làm việc cho các bếp ăn tập
thể, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở cung cấp
nước công cộng…
3.4.2. Đường truyền nhiễm:
- Xử lý phân:
+ Sử dụng nhà xí hợp vệ sinh
+ Không dùng phân tươi để canh tác
- Cung cấp nước sạch
- Diệt ruồi
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh bàn tay
- Thanh khiết môi trường, xử lý nước thải, rác thải đúng cách
3.4.3. Khối cảm nhiễm:
- Giáo dục sức khỏe
- Dùng vac-xin phòng bệnh đối với những bệnh đã có vac xin
- Hóa dược dự phòng
4. Dịch tễ học nhóm bệnh truyền nhiễm đường máu.
4.1. Tác nhân gây bệnh.
- Vi khuẩn: Yersinia pestis (bệnh dịch hạch).
- Rickettsia
- Vi rút: Dengue, viêm não nhật bản, sốt vàng, viêm gan B, HIV…
- Ký sinh trùng: Sốt rét, giun chỉ
- Sức đề kháng: Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa có sức
sống yếu ở ngoại cảnh, vì vậy các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đường
máu bắt buộc phải lây truyền qua trung gian truyền bệnh hoặc qua vật dụng
y tế (trừ vi khuẩn dịch hạch có thể trực tiếp thâm nhập vào cơ thể qua
đường hô hấp, niêm mạc, da).
101