Page 103 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 103
- Cơ chế gây bệnh như sau:
+ Hoạt hóa men adenyl cylase làm tăng AMP vòng tăng tiết ion
+
-
CL , ức chế hấp thu Na ỉa chảy.
+ Xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột: Campylobacter, Salmonella,
V.parahaemolyticus…
* Người bệnh thể điển hình:
- Thời kì ủ bệnh: Đa số không lây, trừ bệnh bại liệt
- Thời kỳ phát bệnh: Lây rất mạnh
- Thời kỳ lui bệnh (người khỏe mang mầm bệnh): Còn lây
* Người bệnh thể không điển hình: Đa số có biểu hiện bệnh ở thể nhẹ, triệu
chứng không điển hình.
* Người khỏi mang mầm bệnh: Mặc dù hết các triệu chứng lâm sàng song cơ
thể vẫn còn lưu chứa mầm bệnh, thời gian mang mầm bệnh có thể dài hay ngắn
tùy thuộc từng bệnh.
- Một số bệnh có thời gian mang mầm bệnh ngắn gồm: Tả, lỵ trực trùng, bại
liệt…
- Một số bệnh có thời gian mang mầm bệnh dài gồm: Thương hàn…
* Người lành mang mầm bệnh: Những người này hoàn toàn không có triệu
trứng lâm sàng, họ vấn khỏe mạnh, làm việc và sinh hoạt bình thường. Những
trường hợp này chỉ có thể phát hiện bằng cách xét nghiệm mẫu phân.
* Vai trò của các loại nguồn truyền nhiễm:
- Người bệnh thể điển hình: Đào thải rất nhiều mầm bệnh ra môi trường, vi
khuẩn có độc lực mạnh do vậy rất nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với trường
hợp này, triệ chứng điển hình dễ phát hiện, do vậy có thể bao vây, cách ly
ngay từ đầu.
- Người bệnh thể không điển hình: Bệnh nhẹ, dễ bỏ qua, không được bao
vây cách ly ngay từ đầu. Đây là nguồn truyền nhiễm nguy hiểm và là
nguyên nhân làm cho dịch lan rộng.
- Người khỏi/ người lành mang mầm bệnh: Đây là nguồn truyền nhiễm nguy
hiểm vì rất khó phát hiện. Nhóm người này thường là nguyên nhân làm cho
dịch lan rộng.
99