Page 68 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 68

1.5. Đặc điểm của chấn thương vùng hàm mặt:
                   - Hay gặp cả thời chiến và thời bình, ảnh hưởng tới chức năng (ăn, nhai,
                   nuốt, nói thở) thẩm mỹ (để lại sẹo, biến dạng mặt) do thường liên quan tới
                   các cơ quan lân cận (sọ não, mắt, tai mũi họng) vì vậy phải xử trí sớm và
                   đúng kỹ thuật để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ.
                   - Khi bị chấn thương sẽ bị chảy máu nhiều, sưng nề to, nhanh nhưng dễ lành
                   thương, liền sẹo nhanh và ít có biến chứng hoại thư sinh hơi do vùng hàm
                   mặt có hệ thống mạch máu, bạch huyết phong phú và có nhiều hốc tự nhiên
                   như: Miệng, mắt, tai.
                   - Xương hàm trên khi bị gãy thường chảy máu nhiều và ít di lệch do xương
                   hàm trên xốp, cố định liền với khối xương sọ bởi các khớp bất động, nhiều
                   mạch máu nuôi dưỡng và ít cơ đối kháng bám.
                   - Xương hàm dưới khi bị gãy thường di lệch nhiều do xương hàm dưới là
                   xương động và có nhiều cơ đối kháng bám.
                   + Vị trí tổn thương:
                   - Có thể tổn thương ở phần mềm hoặc phần xương của vùng hàm mặt, cũng
                   có thể phối hợp với tổn thương các bộ phận khác của cơ thể.
                   - Khi tổn thương phần xương bao giờ cũng kèm theo tổn thương phần mềm,
                   tổn thương có thể là gãy hoặc rạn xương.
                   2. Chấn thương phần mềm:
                   2.1. Vết thương xây sát:
                   Do da mặt bị chà sát trên vật nhám gây bong lớp thượng bì. Vết thương rớm
                   máu, đau rát có thể có nhiều dị vật như bụi, than, cát.
                   - Vùng tổn thương có thể nhỏ hoặc chiếm nửa mặt.
                   - Với vết thương có dị vật như bụi, than hoặc các chất có màu khi xử lý cần
                   loại bỏ hết các dị vật để khi vết thương lành da ở vùng đó không bị nhiễm
                   màu của dị vật.
                   * Xử trí:
                   - Gây tê tại chỗ.

                   - Gắp bỏ hết dị vật.
                   - Bơm rửa bằng nước muối với áp lực mạnh.
                   - Nếu vết thương có lẫn hóa chất cần dùng dung môi phù hợp để tẩy rửa
                   sạch.
                   - Nếu vết thương rộng cần phải gây mê. Dùng xà phòng trung tính và bàn
                   chải loại bỏ các dị vật.
                   - Bôi mỡ kháng sinh và băng lại.
                   - Nếu vết xây sát rộng cần dùng: Huyết thanh chống uốn ván (SAT), kháng
                   sinh, giảm đau, chống phù nề.
                   2.2. Vết thương đụng dập:





                                                                                                       68
   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73