Page 65 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 65
- tham khảo hồ sơ bệnh án, các xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm cần thiết,
XQ…
8.1.3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
- Nâng cao thể trạng
- Chế độ ăn
- Truyền dịch
- Vệ sinh răng miệng, tai mũi họng.
Thực hiện các xét nghiệm và xq.
- Dặn người nhà cho trẻ nhịn ăn trước phẫu thuật 10 giờ.
- Đo chỉ số sinh tồn trước phẫu thuật.
8.2. Chăm sóc sau mổ:
Ngày đầu sau mổ:
– Theo dõi toàn trạng bệnh nhân: tinh thần, màu sắc da và niêm mạc, mạch,
nhiệt độ.
– Sau phẫu thuật vòm, tình trạng phù nề vùng hầu họng và tăng tiết dịch có
thể gây tắc đường thở, khó thở ở bệnh nhi. Cần quan sát nhịp thở, nồng độ
bão hòa oxy trong máu để phát hiện sớm bất thường. Trường hợp có biểu
hiện tắc nghẽn đường thở thì cần cho trẻ nằm nghiêng, hút đờm dãi, khí
dung theo y lệnh.
– Đánh giá màu sắc dịch tiết vùng miệng: dịch tiết màu hồng nhạt là bình
thường, tiếp tục theo dõi trẻ; dịch tiết màu đỏ tươi là trẻ có nguy cơ chảy
máu, cần báo bác sĩ ngay.
– Theo dõi tình trạng nôn ở trẻ vì thuốc gây mê có thể gây tác dụng phụ này.
– Truyền dịch nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch cho trẻ.
– Tiêm kháng sinh theo y lệnh.
– Thuốc giảm đau: Sử dụng mỗi 4 – 6 h/1 lần trong ngày đầu sau mổ (có thể
dùng xen kẽ efferalgan và Ibuprofen ). Không nên sử dụng các loại thuốc
giảm đau có ức chế hô hấp, nếu phải dùng thì rất thận trọng và theo dõi sát
nhịp thở.
– Khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn: cho uống sữa nguội, số lượng ít, chia
nhỏ bữa thành nhiều lần. Đổ thìa cho trẻ, không bú bình.
– Nên cho trẻ ăn sau khi dùng thuốc giảm đau 30 phút.
- Giữ vệ sinh miệng, mũi sạch sẽ bằng dung dịch nước muối dạng xịt (Xixat,
Sterimax…), nước muối NaCl 9%,
– Quan tâm, động viên gia đình, bố mẹ trẻ những ngày đầu sau mổ.
Ngày thứ 2 – ngày thứ 4:
– Theo dõi toàn trạng, nhịp thở, nhiệt độ, nồng độ bão hòa oxy máu.
– Tiếp tục truyền dịch nuôi dưỡng nếu trẻ ăn kém.
– Tiêm kháng sinh, giảm đau và thực hiện thuốc theo y lệnh.
65