Page 30 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 30
đau răng nào, đôi khi gặp trường hợp răng thương tổn ở hàm trên nhưng
người bệnh lại cho rằng đau răng ở hàm dưới và ngược lại.
- Đau có thể lan tới cả hai hàm hay nửa mặt, nửa đầu, khoảng cách giữa các
cơn đau gần. Trong một ngày xuất hiện nhiều cơn đau, đau nhiều về đêm,
đau tăng lên khi ở tư thế dốc đầu.
- Tính chất đau lan tỏa tới vùng lân cận hay nửa mặt bởi tính chất nhậy cảm
tạo phản xạ của dây V nên dễ đau lan tới các vùng xung quanh. Đây là một
trong những cấp cứu của chuyên khoa răng hàm mặt.
*Triệu chứng thực thể:
- Lỗ sâu to và sâu. Sau khi làm sạch ngà mủn có thể thấy ánh hồng của tủy
hoặc thấy có điểm hở tủy.
- Nếu không có tổn thương sâu răng phải tìm tổn thương ở tổ chức cứng
không do sâu như lõm hình chêm hay mòn răng.
- Ngoài ra có thể không tìm thấy những tổn thương trên mà vẫn có dấu hiệu
của viêm tủy cấp, cần phải tìm nguyên nhân khác như: Viêm quanh răng ở
giai đoạn 2,3. Có thể thấy viêm tủy ngược dòng.
- Nếu không thấy có tổn thương nghi ngờ nào khác cần phải tìm dấu hiệu
của rạn nứt răng nhất là ở độ tuổi từ trung niên trở lên.
- Khi khám mà không thấy các tổn thương trên phải tìm các lỗ sâu ở mặt
bên, nhất là ở lứa tuổi trên 50 cần cho chụp Xquang để phát hiện nguyên
nhân.
- Gõ ngang răng đau hơn gõ dọc.
- Thử tủy (+) tính.
*Chẩn đoán phân biệt:
+ Chẩn đoán phân biệt với viêm quanh cuống cấp:
- Người bệnh thường đau âm ỉ liên tục, dữ dội. Đau tăng khi va chạm vào
răng đối diện.
- Toàn thân có sốt cao, có phản ứng hạch tương ứng, ngách lợi đầy, sưng nề,
ấn đau.
- Răng lung lay, gõ dọc đau hơn gõ ngang, thử nghiệm lạnh âm tính.
- Xquang vùng quanh cuống có vùng mờ không rõ ranh giới.
+ Chẩn đoán phân biệt với đau dây thần kinh số V:
- Người bệnh có dấu hiệu đau đột ngột khi có kích thích vào một vùng nào
đó trên da mặt gọi là dấu hiệu điểm hỏa, đau thường lan tỏa cả 3 dây.
- Người bệnh thường có dấu hiệu rối loạn cảm giác (tăng hoặc giảm tê bì
một bên mặt, khám không thấy tổn thương ở răng miệng).
*Điều trị:
Răng viêm tủy không hồi phục cần lấy tủy. Có hai cách thường dùng là:
+ Đặt thuốc diệt tủy sau 5 – 7 ngày tủy chết, hết đau thì bắt đầu tiến hành lấy
tủy.
30