Page 29 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 29
- Đau lan lên nửa mặt, khoảng cách giữa các cơn đau ngắn.
- Lỗ sâu to, có thể nhìn thấy ánh hồng của tủy qua lớp ngà.
- Gõ ngang đau hơn gõ dọc.
*Điều trị:
+ Mục đích:
Sau khi điều trị tủy răng được hồi phục và đảm nhận được các chức năng
sinh lý bình thường.
+ Nguyên tắc:
- Khám và chẩn đoán chính xác tổn thương.
- Không làm tổn thương thêm tổ chức tủy bên dưới trong và sau điều trị.
- Tạo điều kiện tốt cho tủy sau khi hàn được hồi phục và phát triển.
- Chất hàn phải là chất trơ không độc, có kích thích tốt cho sự hồi phục và
phát triển của tủy.
+ Phương pháp điều trị:
Chụp tủy răng có thể dùng Eugenate hoặc Hydrocide Canci.
Có hai phương pháp chụp tủy đó là:
- Chụp tủy trực tiếp: Là hàn chất chụp tủy trực tiếp lên chỗ tủy bị hở. Không
chụp tủy trực tiếp trong trường hợp tủy bị hở do sâu răng.
- Chụp tủy gián tiếp: Khi lấy ngà mủn tại lỗ sâu chúng ta để lại một lớp
mỏng, sau đó hàn chất chụp tủy.
+ Theo dõi:
Thời gian theo dõi từ 3 – 6 tháng bằng các dấu hiệu lâm sàng và thử nghiệm
lạnh, ngưỡng kích thích điện thực tế trên lâm sàng theo dõi 1 – 2 tuần, nếu
người bệnh không đau buốt thì lấy bớt Eugenate, tạo hình lại thân răng bằng
Amalgam, Cement, Composite.
+ Tiên lượng:
Đối với viêm tủy có hồi phục nếu nguyên nhân được loại trừ sớm, việc tiến
hành điều trị đúng cách sẽ đem lại hiệu quả tốt.
Nếu sau khi nguyên nhân được loại trừ mà hiện tượng đau vẫn tái diễn thì
tiên lượng xấu khi đó phải lấy tủy và hàn ống tủy.
3.2. Viêm tủy cấp tính (viêm tủy không hồi phục) T2:
*Cơ năng:
- Viêm tủy thanh tơ huyết là một viêm cấp của tủy răng.
- Triệu chứng tương tự như xung huyết tủy – T 1 nhưng tính chất đau và mức
độ đau thì có khác.
- Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và mất đi đột ngột.
- Cơn đau thường kéo dài 15, 20 phút đến hàng giờ. Cơn đau vẫn còn tồn tại
ngay cả khi đã hết kích thích hoặc không có kích thích gì.
- Cơn đau thường dữ dội làm bệnh nhân rất khó chịu, không ăn, ngủ được,
đau có thể lan tới các răng khác làm người bệnh không phân biệt được rõ
29