Page 24 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 24

- Giáo dục phương pháp xúc miệng.
                   7.2.2. Giáo dục hạn chế ăn đường:
                   Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng nên hạn chế ăn đường, ăn vặt.
                   Trẻ em không cho ăn kẹo, bánh ngọt hoặc ngậm kẹo trước khi ngủ.
                   7.2.3. Phòng sâu răng bằng Fluor:
                   - Sử dụng nước uống, muối ăn, kem chải răng hay nước xúc miệng có nồng
                   độ Fluor 0.2%.
                   - Y tế cơ sở kết hợp cùng các ban nghành thường xuyên kiểm tra nước sử
                   dụng, nếu không đủ nồng độ Fluor 0.2% thì nên có biện pháp bổ xung.
                   7.2.4. Khám định kỳ:
                   Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các thương
                   tổn và có các biện pháp điều trị thích hợp.
                   - Lập hồ sơ theo dõi tình hình bệnh trong cộng đồng để có các biện pháp dự
                   phòng thích hợp.
                   8. Chăm sóc:
                   8.1. Nhận định:
                   * Hỏi bệnh:
                   + Ê buốt răng: Vị trí răng bị bệnh, mức độ và tính chất ê buốt?
                   + Tiền sử bản thân: Bệnh răng miệng và toàn thân, thói quen ăn uống, vệ
                   sinh răng miệng…
                   + Tiền sử gia đình: Bệnh sâu răng.
                   * Khám ngoài miệng: Để phát hiện các dấu hiệu của biến chứng sâu răng.
                   * Khám trong miệng:
                   + Vệ sinh răng miệng trước khi khám và phải có đủ ánh sáng để khám được
                   chính xác.
                   + Khám phát hiện:
                   - Vị trí răng sâu, vị trí lỗ sâu, mức độ sâu và giai đoạn sâu răng.
                   - Những bất thường khác của răng miệng.
                   - Tạo thói quen thăm khám chi tiết, khoa học tránh bỏ sót các dấu hiệu bệnh

                   lý.
                   8.2. Chẩn đoán chăm sóc:
                   - Ê buốt răng liên quan đến các kích thích do hở các ống ngà.
                   - Lo lắng do sợ đau, sợ lây nhiễm, sợ mất răng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
                   - Nguy cơ tai biến liên quan trong quá trình điều trị.
                   - Thiếu kiến thức phòng bệnh
                   8.3. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc:
                   - Giảm hoặc làm mất ê buốt răng:
                    + Hướng dẫn người bệnh tránh ăn uống các chất kích thích như: Nóng, lạnh,
                   chua, ngọt. Sử dụng nước ấm để xúc miệng và chải răng.
                   + Trợ giúp bác sỹ hàn lỗ sâu:



                                                                                                       24
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29