Page 42 - Giáo trình môn học quản lý điều dưỡng
P. 42

- Hãy hỏi họ đánh giá về đối phương, tại sao họ cho rằng như vậy?

               7.4. Tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề

                       Hãy đưa ra liên tục câu hỏi tại sao lại như vậy cho đến khi bạn thấy rằng,

               đó thực sự là nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

               8. Các chiến lược giải quyết mâu thuẫn

               8.1. Chiến lược thắng – thua

                       - Chiến lược thắng - thua là chiến lược tạo cho người nào đó chịu thua.

               Chiến lược này thường được dùng khi có mâu thuẫn xảy ra, khi các bên không

               tự giải quyết được mâu thuẫn và gây rắc rối cho đơn vị, tổ chức, cơ quan.

                       -  Chiến lược thua - thua được tìm thấy trong khi mâu thuẫn xảy ra và có

               thỏa hiệp thực hiện do những người liên quan đến mâu thuẫn, mỗi bên phải đầu

               hàng cái mà họ muốn.

                       -  Các bên liên quan sử dụng một trọng tài. Trọng tài thường đề nghị một

               giải pháp không làm cho bên nào hạnh phúc 100%. Các bên liên quan bị bắt

               buộc sử dụng luật mà không có bên nào linh động. Cả hai bên đều mất mát khi

               đã sử dụng các quy tắc nào đó.

                       -  Chiến  lược  thua  -  thua  được  sử  dụng  khi  cần  một  giải  pháp  nhanh.

               Trong trường hợp này thường là nhà quản lý phải thấy rằng không còn thời gian

               để chờ đợi. Ðây là một biện pháp ngắn hạn bởi việc cần thiết là tập trung hàn

               gắn nhanh chóng các mối quan hệ chứ không phải là tìm nguyên nhân.


               8.2. Chiến lược thắng – thắng
                       - Chiến lược thắng - thắng chỉ ra vấn đề gốc rễ tạo ra mâu thuẫn. Việc


               thực thi chiến lược này đòi hỏi phải kiên nhẫn và linh động của người trung
               gian.


                       - Bí quyết chính là tập trung xác định vấn đề mà mọi người có thể chấp
               nhận. Việc tìm ra giải pháp thắng - thắng đòi hỏi lòng tin và khả năng lắng


               nghe.









                                                                                                       41
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47