Page 40 - Giáo trình môn học quản lý điều dưỡng
P. 40
- Mâu thuẫn nhóm: nguyên nhân thông thường nhất là mâu thuẫn giữa
các nhóm trong doanh nghiệp mà nguồn lực khan hiếm, cần phải có thêm nguồn
lực và nhu cầu này tạo ra những mâu thuẫn có thể ở các mức độ khác nhau.
5.2. Phân loại theo tính chất lợi hại
- Mâu thuẫn có lợi: Mâu thuẫn có lợi trong một doanh nghiệp khi nó xuất
phát từ những bất đồng về năng lực. Khi có quá ít mâu thuẫn cũng là bất lợi, vì
người ta trở nên tự mãn. Khi đó sẽ có rất ít hoặc chẳng có chút sáng tạo nào. Là
nhà quản lý, bạn cần phải biết phân biệt các mâu thuẫn giữa các cá nhân, giữa
các nhóm, giữa các tổ chức và ở chính cá nhân.
- Mâu thuẫn có hại: Theo các chuyên gia, mâu thuẫn có hại là về tình cảm
và liên quan đến việc không hợp nhau nhưng mang tính tàn phá. Ðây là bản chất
dẫn tới nhiều khả năng thất bại khi giải quyết các mâu thuẫn này.
6. Các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn
- Đừng quên “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Ai cũng có phần lỗi, chứ
không phải 100% là lỗi của người khác. Hãy nhận lỗi mình và giải thích cảm
giác của bạn đối với hành động của người khác để khả dĩ hiểu nhau hơn.
- Hãy tỏ ra trưởng thành về tâm lý. Đừng cằn nhằn, nói dai và cố chấp.
Đừng hung dữ, áp chế hoặc làm mất mặt người khác. Chưa đánh được người thì
mặt đỏ như vang, đánh được người rồi thì mặt vàng như nghệ. Càng đè bẹp
người khác, bạn càng làm yếu vị thế của mình.
- Đừng cố giành phần thắng. Nếu là vợ chồng thì càng phải tâm niệm:
“Một câu nhịn, chín câu lành”. Vợ chồng tuy hai mà một, không có chuyện
thắng hay thua.
- Cố gắng hiểu quan điểm của người khác. Đặt mình vào vị trí của người
khác và chứng tỏ mình đang nỗ lực cảm thông với họ.
- Không nhắc lại chuyện cũ, chỉ giải quyết mâu thuẫn hiện tại. Tìm dịp để
thảo luận về những lời trách cứ của họ.
- Lắng nghe người khác, đừng nói át người khác. Cho người khác cơ hội
nói rõ quan điểm của mình, đừng cố chấp!
39