Page 41 - Giáo trình môn học quản lý điều dưỡng
P. 41

- Giải quyết xong thì đừng nhắc lại hoặc đay nghiến nhau. Cố gắng bình

               tĩnh, mọi chuyện rồi sẽ qua.

                       - Nói rõ ràng, không vòng vo. “Tâm phẫn xí, tắc bất đắc kỳ chính”, vì vậy

                       mà nên giữ cho lòng không thiên tư tây vị.

                       - Đừng giận cá chém thớt. Chuyện nào ra chuyện đó, đừng chuyện nọ xọ

               chuyện kia.

                       - Cố gắng cười. Khôi hài có thể làm dịu mọi tình huống. Càng thoải mái

               thì cuộc sống càng dễ chịu, khó tính là tự làm khổ mình.

                       - Khi thảo luận một vấn đề, nên bình tĩnh và đừng nên tấn công cá nhân.

               Đặt mình vào quan điểm của đối tượng và cố đạt đến một thoả hiệp. Nên giả

               thiết rằng người kia đang có thiện chí ngoại trừ bạn có bằng chứng xác đáng là

               họ không là vậy.

               7.  Các bước giải quyết mâu thuẫn

               7.1. Lắng nghe

                       - Cần phải giữ thái độ tích cực, nhận ra những cuộc mâu thuẫn có lợi cho

               đơn vị, tổ chức, cơ quan.

                       - Cần phải kìm chế cảm xúc khi kiểm tra. Không nên để cho cảm xúc dẫn

               dắt tiến trình.

                       - Nhà quản lý cần quyết đoán để có thể giải quyết mâu thuẫn thành công.

               7.2. Ra quyết định đình chiến


                       - Thông thường các mâu thuẫn khó có thể giải quyết được ngay.
                       - Thời gian tìm ra bản chất của vấn đề là rất lâu.


                       - Có những biện pháp giải quyết không nên công khai.
                       - Bạn nên lấy uy quyền chấm dứt ngay những mâu thuẫn và đưa ra các


               yêu cầu đối các bên, thông báo thời hạn giải quyết.
               7.3. Tìm gặp các bên liên quan để tìm hiểu thông tin


                       - Hãy lắng nghe họ trình bày quan điểm.

                       - Hãy xem xét kỹ lợi ích của họ khi xảy ra “mâu thuẫn”.

                       - Hãy xem ý kiến của họ: tại sao họ lại quan điểm như vậy?



                                                                                                       40
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46