Page 34 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 34
cả các cá thể trong quần thể đó (nghiên cứu toàn bộ). Tuy nhiên trên thực tế
việc nghiên cứu toàn bộ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt với các quần thể lớn,
nó đòi hỏi cần có nhiều thời gian, nguồn lực lớn và khi triển khai một nghiên
cứu lớn, có thể có sự chênh lệch trình độ, kỹ năng của các nghiên cứu viên,
dụng cụ, phương tiện nghiên cứu khác nhau,...sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất
lượng điều tra. Mặt khác, nếu nghiên cứu được làm trên một số đủ lớn các cá
thể đại diện cho quần thể thì kết quả nghiên cứu vẫn cho phép có thể ngoại suy
cho toàn thể quần thể đó. Vì vậy, người ta thường tiến hành nghiên cứu trên một
nhóm cá thể của quần thể đó.
Nhóm các cá thể được rút ra từ quần thể nghiên cứu để phục vụ trực tiếp
cho mục đích nghiên cứu được gọi là mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu với mẫu có
thể khắc phục được một số hạn chế của nghiên cứu toàn bộ.
1.1.2. Quần thể nghiên cứu và quần thể đích
Quần thể nghiên cứu là quần thể mà từ đó mẫu được rút ra cho nghiên
cứu.Nhưng mục đích của người điều tra thường không chỉ dừng lại ở quần thể
nghiên cứu mà họ muốn ngoại suy, khái quát hoá ra một quần thể lớn hơn được
gọi là quần thể đích. Như vậy, quần thể đích là quần thể mà người nghiên cứu
mong muốn kết quả nghiên cứu của mình được ngoại suy ra. Trong các nghiên
cứu dịch tễ học, nó sẽ là lý tưởng nếu quần thể nghiên cứu và quần thể đích là
một. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vì một số lý do, người điều tra phải tách
ra 2 loại là quần thể đích và quần thể nghiên cứu.
Ví dụ: Học sinh tiểu học ờ một tỉnh có thể coi là một quần thể đích cho việc
nghiên cứu tình trạng cận thị cấp tiểu học. Tuy nhiên vì một số lý do, mẫu
nghiên cứu có thể chỉ được rút ra từ số học sinh tiểu học của 5 huyện A, B, C,
D, E trong số 10 huyện của tỉnh. Khi đó học sinh tiểu học của 5 huyện này là
quần thể nghiên cứu.
1.1.3. Đơn vị quan sát và đơn vị mẫu
Đơn vị quan sát là một chủ thể hoặc người mà sự quan sát hoặc đo lường
sẽ được tiến hành khi thực hiện nghiên cứu.
34