Page 28 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 28
nhuận tràng làm cho thuốc đó bị tống ra ngoài sớm do đó làm giảm hấp thu, giảm
tác dụng của thuốc
- Do có sự suy giảm về trí nhớ nên khi dùng thuốc người cao tuổi có thể quên tên
thuốc, liều dùng hoặc nhầm lẫn thuốc…và rất dễ gặp tai biến cho sự nhầm lẫn này
gây nên
- Khi về già, tình trạng đau xương khớp, loãng xương là không thể tránh khỏi. Tình
trạng này khiến người cao tuổi ngại vận động nên uống thuốc ở tư thế nằm làm cho
thuốc không xuống đến dạ dày kết hợp với lượng nước uống ít nên thuốc có thể
đọng lại ở khoang miệng, thực quản (gây loét với một số thuốc), gây sỏi thận (như
sulphamid) nếu uống ít nước.
3.2. Những biểu hiện thường gặp do tác dụng không mong muốn của thuốc
- Rối loạn nhận thức: thuốc hướng thần, thuốc chống co giật, co thắt, trị tăng huyết
áp, suy tim và một số thuốc kháng sinh dễ gây lú lẫn, mất trí nhớ. Ở người cao
tuổi, rối loạn này rất dễ nhầm với hiện tượng sa sút trí tuệ.
- Buồn ngủ: Nói chung, các thuốc gây ức chế thần kinh trung ương đều có thể gây
buồn ngủ. Không chỉ thuốc an thần thuộc nhóm benzodiazepine mà cả thuốc chống
dị ứng, các thuốc chống trầm cảm, tăng huyết áp, đái tháo đường…cũng vậy
- Rối loạn giấc ngủ: Thuốc giãn phế quản gây khó ngủ, thuốc lợi tiểu gây mất ngủ
do đi tiểu đêm, thuốc trị tăng huyết áp gây ác mộng, corticoid dùng dài ngày có thể
gây chứng ngừng thở khi ngủ, thậm trí thuốc an thần nhóm benzodiazepin điều trị
khó ngủ cũng có thể gây ngủ không được sâu
- Táo bón: có nhiều loại thuốc gây táo bón ở mọi lứa tuổi như thuốc chống co thắt,
an thần, chống trầm cảm…
- Rối loạn tiểu tiện: các thuốc chống trầm cảm, co thắt, dị ứng, an thần kinh, thuốc
điều trị Pakinson…có thể gây khó tiểu hoặc tiểu không kiểm soát.
- Té nghã: thuốc trị tăng huyết áp, an thần, chống trầm cảm, người cao tuổi thường
bị loãng xương nên nghã rất nguy hiểm.
22