Page 25 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 25
xảy ra và sẽ trầm trọng hơn khi lượng calci cung cấp thấp, dẫn đến tăng nguy cơ
gãy xương và rụng răng. Bổ sung calci giúp phòng ngừa loãng xương do tuổi cao
đặc biệt ở nữ.
2.2. Một số nguyên tắc dinh dưỡng cho người cao tuổi
2.2.1. Giảm ăn so với tuổi trẻ
Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi khoảng 20%, ở người trên 70
tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Nhiều người tuy tuổi đã cao nhưng vẫn ăn
ngon miệng nên lượng thức ăn thừa, người quá mập. Người quá mập, mỡ dắt và
bọc các cơ quan nội tạng, dẫn đến nguy cơ suy tim, gan, thận... Bởi vậy người
nhiều tuổi cần chú ý giảm thức ăn so với thời trẻ. Trước đây mỗi bữa ăn 3 - 4 bát
cơm, nay cần ăn giảm đi, khoảng 2 lưng cơm là đủ. Chú ý theo dõi cân nặng, cân
nặng của người cao tuổi không nên vượt quá số đo (cm) của chiều cao trừ đi 105.
Ví dụ như người cao tuổi cao 165 cm, cân nặng không vượt quá 60kg.
2.2.2. Tránh ăn quá no
Người cao tuổi nên tránh ăn quá no, đặc biệt với những người có bệnh ở hệ
tim mạch. Khả năng tự điều chỉnh của cơ thể bị suy giảm, chức năng dự trữ
glycogen của tế bào gan cũng giảm nên dễ tang đường huyết khi ăn thức ăn nhiều
đường.
2.2.3. Chọn loại thức ăn phù hợp
- Nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai nuốt, dễ tiêu
- Chất bột đường: Hạn chế các đồ ăn nhiều đường Nên dùng chất ngọt (glucid) từ
nguồn chất bột: cơm, bánh mì... vì các chất ngọt này được tiêu hóa, hấp thụ, dự trữ
ở cơ thể và chỉ giải phóng ra từ từ đưa vào máu theo nhu cầu hoạt động của cơ thể
cho nên không làm tăng đường huyết đột ngột lên đỉnh cao.
- Chất béo: Hạn chế calo trong khẩu phần, giảm mỡ động vật, tăng ăn dầu thực vật,
bớt muối.
19