Page 32 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 32
lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố
nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.
− Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương. − Ít hoạt động thể
lực, ít hoạt động ngoài trời, bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề
nghiệp.
− Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải calci qua
đường thận và giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa.
− Bị mắc một số bệnh: Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng
sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…), bệnh nội tiết: cường
tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận bệnh mạn tính
đường tiêu hoá làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protein… làm ảnh hưởng
chuyển hoá calci và sự tạo xương, bệnh suy thận mạn hoặc phải chạy thận nhân tạo
lâu ngày gây mất calci qua đường tiết niệu, các bệnh xương khớp mạn tính đặc biệt
là viêm khớp dạng thấp và thoái hoá khớp.
3. Triệu chứng
3.1. Lâm sàng
Khi có triệu chứng, lượng calci trong xương thường giảm tới 30 %, gồm có:
- Đau xương
+ Đau âm ỉ, mơ hồ, có khi đột ngột dữ dội sau chấn thương, tăng khi vận động,
xoay trở, ngồi lâu, đứng lâu, giảm khi nằm nghỉ.
+ Có thể đau toàn thân, nhưng tập trung nhiều ở những vùng chiụ tải của cơ thể:
cột sống thắt lưng, cột sống cổ, vùng chậu hông, khớp gối…)
- Hội chứng kích thích các rễ thần kinh: vùng cột sống cổ, cột sống lưng và thắt
lưng.
- Biến dạng cột sống
+ Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao … do các đốt sống bị lún, xẹp
+ Co cứng các cơ cạnh cột sống, đau và hạn chế vận động.
26