Page 26 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 26
- Chất đạm: Nên ăn nhiều đạm nguồn gốc thực vật như đậu phụ, sữa đậu nành, sữa
chua từ đậu nành, các loại đậu đỗ và lạc. Các chất xơ trong thức ăn có tác dụng giữ
cholesterol thừa trong ống tiêu hóa và sau đó thải ra theo phân. Đã có nhiều nghiên
cứu cho thấy sợi xơ trong thức ăn làm hạ cholesterol tự do trong máu.
- Ăn nhiều rau tươi, quả chín: Người cao tuổi sức co bóp của dạ dày, nhu động ruột
giảm đi, dẫn đến tình trạng táo bón. Khi tình trạng táo bón kéo dài tạo ra nhiều hơi
trong ruột gây đầy bụng. Cơ hoành bị đẩy lên gây khó thở và trở ngại cho hoạt
động của cơ tim. Cho nên người cao tuổi cần chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích
thích nhu động ruột, tránh táo bón. Ăn nhiều rau quả cũng góp phần tăng cảm giác
no khi ta ăn bớt cơm và điều quan trọng hơn nữa là rau quả cung cấp cho cơ thể
các chất dinh dưỡng hết sức quan trọng với người cao tuổi, đó là các vitamin, các
yếu tố vi lượng: K, Mg, Zn, Cu, Fe, Se... và các chất chống ô xy hóa. Các chất xơ
có nhiều trong rau quả cũng có tác dụng như cái chổi quét chất cholesterol thừa
đẩy ra theo phân giúp cơ thể đề phòng vữa xơ động mạch.
- Muối khoáng và vi lượng: Trong điều kiện sức khỏe suy giảm, người già, người
bệnh nặng kéo dài nên dùng thêm thuốc có chứa đầy đủ các thành phần vitamin và
chất khoáng cần thiết cho nhu cầu cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở
những người ở độ tuổi trung bình 48-78 thì sau 4-10 tuần có cải thiện rõ rệt về sức
khỏe như: giảm được mệt mỏi, tập trung tư tưởng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, dễ
ngủ và thời gian ngủ kéo dài hơn...
3. Sử dụng thuốc ở người cao tuổi
3.1. Tình hình sử dụng thuốc ở người cao tuổi và những nguy cơ tiêm tàng
- Người cao tuổi chiếm 12% dân số nước ta nhưng lại sử dụng tới 31% thuốc kê
đơn
- 85% người cao tuổi sống trong trại dưỡng lão thường xuyên sử dụng thuốc theo
đơn.
20