Page 21 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 21
hai là bệnh mạch vành: 9,9% người cao tuổi có bệnh mạch vành, biểu hiện bằng
đau ngực trên lâm sàng và thay đổi trên điện tâm đồ. Tỷ lệ suy tim là 6,7%, chủ
yếu ở những người có tăng huyết áp, suy vành, bệnh van tim. Suy tĩnh mạch chi
dưới cũng thường gặp: tỷ lệ STMCD là 16,1%.
- Bệnh tâm thần kinh: Tỷ lệ SSTT trong nghiên cứu này là 4,9%. Các bệnh
tâm thần kinh khác hay gặp là trầm cảm (1,2%); Bệnh Parkinson (1,3%).
- Bệnh nội tiết – chuyển hoá: Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường chung cho toàn
bộ mẫu nghiên cứu là 5,3%. Tỷ lệ có rối loạn đường huyết đói (Impaired Fasting
Glucose) là 6,8%. Nếu tính gộp cả hai loại này thì tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ là 12,1%.
Tỷ lệ có rối loạn lipid máu (bất thường một trong bốn thành phần CT toàn phần,
triglycerid, LDL-C và HDL-C) là 45%. Tỷ lệ béo phì (BMI ≥ 23) là 18,3%.
- Bệnh thận tiết niệu: Tỷ lệ nam giới bị u tuyến tiền liệt (chẩn đoán dựa vào
siêu âm) là khá cao: 63,8%. 3,3% các cụ có viêm đường tiết niệu, sỏi thận là 3,5%.
- Bệnh tiêu hoá hay gặp là: Loét dạ dày- tá tràng: 15,4%, viêm đại tràng:
9,7%
- Bệnh hô hấp: Hay gặp là bệnh phổi phế quản tắc nghẹn mạn tính (COPD):
12,6%. Tỷ lệ mắc bệnh lao phổi là 3,6%, hen phế quản là 2,5%.
- Bệnh xương khớp: Bệnh xương khớp hay gặp nhất là thoái khớp : 33,9%.
Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp là 9%. Loãng xương là 10,4%.
- Bệnh về giác quan: Kiểm tra thị lực cho thấy có tới 76,7% các cụ có giảm
thị lực. Tỷ lệ đục thuỷ tinh thể là 57,9%. Tỷ lệ các cụ có giảm thính lực là 40,1%.
2. Dinh dưỡng ở người cao tuổi
2.1. Nhu cầu dinh dưỡng ở người cao tuổi
2.1.1. Năng lượng
Tuổi, giới tính và hoạt động thể chất là các yếu tố ban đầu nhằm xác định
nhu cầu năng lượng để duy trì trọng lượng cơ thể. Người cao tuổi cần ít năng lượng
hơn vì khối lượng cơ thể thường giảm. Hoạt động thể chất cũng là một yếu tố quan
15