Page 22 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 22
trọng trong xác định nhu cầu năng lượng. Ở người cao tuổi cần khoảng
30kcal/kg/ngày hoặc theo nhu cầu khuyến nghị của viện dinh dưỡng quốc gia.
2.1.2. Chất đạm
Ngày nay khuyến nghị về nhu cầu đạm ở người cao tuổi là khoảng 0.75 -
0.8g/kg/ngày.
Ngoài đạm từ cá dễ tiêu hóa còn giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, đặc
biệt các loại các chừa nhiều omega 3 như cá thu, các hồi, cá ngừ thì đạm thực vật
có những ảnh hưởng có lợi cho sức khỏe so với đạm động vật đặc biệt có liên quan
đến tình trạng cholesterol máu. Nhưng nước dùng đạm đậu nành cao có tỷ lệ tử
vong do tim mạch thấp hơn sơ với những nước ăn nhiều đạm động vật. FDA của
Mỹ khuyến cáo để giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch nên ăn ít nhất 25g đạm
đậu nành/ ngày.
2.1.3. Chất béo
Lượng chất béo ăn vào có thể giới hạn ở mức 30% hoặc thấp hơn tổng năng
lượng, chất béo bão hòa (acid béo no) nên dưới 10%. Acid béo no (có nhiều trong
mỡ, bơ, nước luộc thịt) có trong chế độ ăn là thành phần ảnh hưởng đáng kể nhất
đến tổng lượng cholesterol là LDL-C, làm tăng nguy cơ bệnh lý mạch vành.
Trong khi đó acid béo không no (omega 6, omega 3 ...) làm giảm nguy cơ
này. Các acid béo thiết yếu nên được cung cấp ít nhất 2-3% tổng năng lượng nghĩa
là tương đương 9 - 10g acid béo thiết yếu như acid linoleic và linolenic từ thức ăn
có nguồn gốc thực vật và động vật. Tuy nhiên nên hạn chế dưới mức 20% năng
lượng từ chất béo có thể ảnh hưởng đến chất lượng chế độ ăn.
2.1.4. Chất đường (Carbohydrate)
Carbohydrate là nguồn năng lượng chính, chiếm 55 - 60% tổng năng lượng,
trong đó nên dùng loại đường phức, có chỉ số đường huyết thấp. Những thực phẩm
có chỉ số đường huyết thấp làm tăng tính nhạy cảm của insulin, làm giảm
cholesterol toàn phần là LDL-C ở người đái tháo đường typ II. Rất nhiều người già
16