Page 20 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 20

năng, như mệt mỏi, uể oải, đau nhức, rối loạn giấc ngủ, sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ,

               lo âu, ám ảnh, nặng hơn có thể có các rối loạn loạn thần như hoang tưởng, ảo giác,

               rối loạn trí nhớ, rối loạn ý thức, rối loạn các năng lực phán đoán suy luận, họ trở

               nên sống cô độc và cách ly xã hội.

               6. Bệnh lý ở người cao tuổi

                       Già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát

               triển.

               6.1. Đặc điểm bệnh tật

               * Đa bệnh tật: Nhiều bệnh lý mạn tính tiến triển và cùng hiện diện.

               * Biểu hiện lâm sàng không điển hình (nhồi máu cơ tim có thể không đau ngực,

               nhiễm trùng có thể không sốt...)

               * Suy giảm chức năng các cơ quan (gan, thận…), trí nhớ sa sút nên kể bệnh không

               chính xác, thường phát hiện bệnh trễ...

               * Suy giảm khả năng miễn dịch, nhiễm trùng thường dẫn đến biến chứng nặng.

               * Khả năng phục hồi của cơ thể lâu hơn ở người trẻ.

               * Đa số NCT nước ta chưa có thói quen khám bệnh định kỳ vì vậy khi phát hiện

               bệnh thường ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị rất khó

               6.2. Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi

                       Để tìm hiểu thực trạng người cao tuổi Việt Nam để đưa ra các giải pháp

               nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi, Viện Lão khoa


               đã tiến hành một nghiên cứu dịch tễ học có quy mô lớn với tên gọi: “Điều tra dịch
               tễ học về tình hình bệnh tật, nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của người cao tuổi


               Việt Nam”.
                       Dưới đây trình bày một số kết quả về tình hình mắc bệnh của người cao tuổi


               tại cộng đồng.
                       - Bệnh tim mạch: Nổi bật là bệnh tăng huyết áp (Huyết áp ≥ 140/90 mmHg),


               tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp là 45,6%. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Thứ
                                                                                                          14
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25