Page 74 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 74

- Vận động, ngồi dậy đi lại sau 6 giờ.

                         - Không để bàng quang căng làm ảnh hưởng đến sự co hồi tử cung.

                  * Chăm sóc tiết niệu

                         Bà mẹ có thể hơi khó chịu khi tiểu tiện trong vòng vài ngày sau khi sinh do
                  nước  tiểu  làm  xót  vùng  âm  hộ  tầng  sinh  môn.  Nhiều  trường  hợp  liệt  nhẹ  cơ  bàng

                  quang sau sinh hoặc một số trường hợp rối loạn co thắt cơ cổ bàng quang làm cho sản

                  phụ không mót tiểu hoặc mót tiểu mà không đi được. Nếu tiểu thấy đau hoặc rát dai

                  dẳng và thường xuyên, thì có thể đã bị nhiễm trùng và cần được điều trị.

                         Những gợi ý trong chăm sóc để giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu:
                         - Đi tiểu thường xuyên.

                         - Uống nhiều nước.

                         - Thường tiểu hết bãi.

                         - Dự phòng khi chăm sóc giảm thiểu những thủ thuật xâm lấn như thông tiểu,

                  chuyển dạ kéo dài gây dò tiết niệu…
                         - Trường hợp không tiểu được cần chườm ấm vùng bàng quang, tăng cường vận

                  động. Một chú ý khi chăm sóc nên khuyến khích sản phụ đi vệ sinh đúng tư thế, ra nhà

                  vệ sinh sẽ thuận lợi cho sản phụ hơn. Đặc biệt nữa là sau sinh 6 giờ, nếu sản phụ

                  không buồn cũng khuyến khích đi tiểu, nếu để quá căng cũng khó đi tiểu.

                  * Chăm sóc tiêu hóa
                         Sản phụ có thể không đại tiện trong khoảng 3 đến 4 ngày sau đẻ bởi vì thiếu hụt

                  thức ăn trong lúc sinh cũng như do bị trĩ hay thủ thuật cắt tầng sinh môn hoặc do táo

                  bón. Những sản phụ mổ đẻ cần chú ý vấn đề đánh hơi. Khuyến khích sản phụ ăn sớm

                  bằng thức ăn lỏng, dễ tiêu, kích thích nhu động ruột nhanh đánh hơi và đại tiện.

                         Những gợi ý chăm sóc để tránh táo bón:
                         - Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ (hoa quả tươi, các loại hạt….).

                         - Uống nhiều nước.

                         - Vận động sớm, không nên nằm nhiều.

                  * Chăm sóc đáy chậu tầng sinh môn

                         Sau sinh TSM sản phụ luôn sưng nề nhẹ hoặc có thể bị vết thương do vết cắt
                  TSM hoặc do vết rách. Sản dịch chảy liên tục nên TSM luôn ẩm ướt, dễ nhiễm khuẩn

                  vết khâu TSM. Vì vậy cần chăm sóc TSM luôn sạch và khô. Những gợi ý để giúp

                  chăm sóc tầng sinh môn:


                                                              73
   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79