Page 69 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 69

dịch, cho con bú), trên lâm sàng gọi là cơn đau tử cung. Sau mỗi cơn co bóp mạnh  sản

                  dịch được đẩy ra ngoài.

                         - Sự co hồi: ngay sau đẻ, chiều cao tử cung trên khớp vệ khoảng 13-15cm, mật

                  độ chắc. Ngày đầu tiên sau đẻ, tử cung co hồi mạnh nên chiều cao tử cung giảm 2cm
                  và cứ mỗi ngày sau đó, tử cung thu lại, giảm được 1cm. Bình thường, sau đẻ ngày thứ

                  12 -13 thường không nắn thấy tử cung ở trên khớp mu nữa, sau đẻ 6 tuần thể tích tử

                  cung trở lại bình thường.

                         Thay đổi ở lớp cơ: sau đẻ, lớp cơ tử cung dày khoảng 3-4cm, nhưng dần dần

                  mỏng đi do sự đàn hồi của lớp cơ và một số sợi cơ thoái hoá mỡ và tiêu đi.
                  * Thay đổi ở đoạn dưới tử cung

                         Khi chuyển dạ, đoạn dưới thành lập dần và khi xổ thai, đoạn dưới dài khoảng

                  10cm. Ngay sau đẻ co lại còn 5cm, sau đó mỗi ngày co 1cm, sau 5 ngày  đoạn dưới trở

                  thành eo hay lỗ trong cổ tử cung

                  * Sự thay đổi ở cổ tử cung
                         Lỗ trong đóng sau 5 ngày, lỗ ngoài đóng vào ngày thứ 12-13 sau đẻ. Như vậy

                  ống cổ tử cung đã được tái lập, nhưng không phải là hình ống nữa, mà thường là hình

                  nón đáy ở dưới, vì lỗ ngoài cổ tử cung đã bị biến dạng từ hình tròn trở thành hình dẹt

                  và thường hé mở.

                  * Thay đổi niêm mạc tử cung
                         Niêm mạc tử cung dần dần được tái tạo, sau 2 tuần lớp màng rụng bong hết và

                  niêm mạc bắt đầu phục hồi, sau 3 tuần lớp niêm mạc phục hồi có thể bong ra và tạo kinh

                  non, ra ít, khoảng trong một ngày rồi hết. Sau 6 tuần lớp niêm mạc lại có thể bong, gây

                  chảy máu âm đạo. Đây chính là kì kinh đầu tiên sau đẻ.

                         Ở những người không cho con bú, kinh thường trở lại sau 6 tuần. Kì kinh này có
                  ý nghĩa quan trọng vì đánh dấu mốc hoạt động trở lại của buồng trứng sau đẻ. Nếu bà

                  mẹ có cho con bú, kinh nguyệt có thể trở lại muộn hơn, nhưng người phụ nữ không biết

                  chính xác khi nào kinh nguyệt trở lại. Đây là vấn đề mà người Hộ sinh cần quan tâm để

                  tư vấn bà mẹ áp dụng biện pháp tránh thai phù hợp ngay sau 6 tuần sau đẻ, tránh có thai

                  trở lại quá sớm.
                  * Thay đổi ở âm hộ, âm đạo, các phần phụ và các tạng xung quanh








                                                              68
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74