Page 72 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 72
- Thời điểm chăm sóc: sau đẻ bao lâu? Cần xác định đúng thời điểm này vì sản
phụ sau để ở các thời điểm khác nhau có thể có dấu hiệu triệu chứng lâm sàng khác
nhau và cách thức chăm sóc hộ sinh cũng khác nhau.
- Tóm tắt các thông tin chính quá trình chuyển dạ: cần có các thông tin này để
nhận định sự ảnh hưởng của cuộc chuyển dạ đến quá trình sau đẻ; các can thiệp khác
nhau trong cuộc đẻ cũng đòi hỏi sự khác nhau trong chăm sóc sau đẻ.
+ Thời gian chuyển dạ: tổng thời gian chuyển dạ, thời gian từ khi vỡ ối đến khi
đẻ; thời gian xổ thai, thời gian xổ rau.
+ Các can thiệp trong chuyển dạ: truyền Oxytocine; chuyển dạ kéo dài; đa ối;
lượng máu mất trong cuộc đẻ hoặc những diễn biến bất thường khác.
- Nhận định các dấu hiệu sống: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. Mục đích
đánh giá toàn thân của bà mẹ để phát hiện tình trạng mất máu, thiếu máu sau đẻ; phát
hiện nhiễm trùng sau đẻ.
- Khám vú: xác định tình trạng đầu vú xem có tụt núm vú không. Có viêm
nhiễm, nứt kẽ không; tình trạng tiết sữa cũng như cách cho trẻ bú, vấn đề nuôi con
bằng sữa mẹ.
- Nhận định co hồi tử cung: kích thước, mật độ, cảm giác của sản phụ khi chạm
tử cung.
- Nhận định sản dịch: màu sắc, số lượng, mùi. Phát hiện sớm chảy máu sau đẻ ở
ngày đầu và các nhiễm khuẩn ở tử cung trong những ngày sau.
- Vết khâu tầng sinh môn: đánh giá vị trí, chiều dài, có/không bị phù nề,
có/không viêm nhiễm; có/không chảy máu?
- Đánh giá tình trạng tiêu hoá của bà mẹ: chế độ ăn uống của bà mẹ, cảm giác
ngon miệng, đại tiện, có/không bị trĩ...
- Đánh giá tình trạng bàng quang và hệ tiết niệu, phát hiện sớm các dấu hiệu bất
thường của đường tiết niệu.
- Xác định khả năng cũng như sự hiểu biết của bà mẹ trong việc tự chăm sóc
bản thân (bao gồm: chế độ nghỉ, ngủ, ăn uống, vận động, vệ sinh...) và chăm sóc trẻ
sau đẻ.
- Đánh giá sự tác động qua lại giữa bà mẹ và trẻ. Những cảm xúc của bà mẹ khi
chăm sóc và cho con bú. Những đáp ứng của trẻ khi gần mẹ.
71