Page 28 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 28
- Tại địa điểm làm tổ, phôi bám dính vào niêm mạc tử cung, từ các tế bào nuôi của
phôi xuất hiện các chân gỉa bám vào lớp biểu mô, gọi là hiện tượng “bám rễ”.
- Một số tế bào biểu mô của niêm mạc tử cung bị phá huỷ giúp cho phôi chui
sâu dần dần xuống lớp niêm mạc để cho lớp biểu mô bao phủ kín. Thời gian của công
việc làm tổ mất khoảng 1 tuần lễ. Lúc này trứng thường đã ở giai đoạn phôi nang.
Hình 2.4. Sự di chuyển, làm tổ và phát triển của trứng
(http://dinhduongthaiky.com/2016/07/18/sau-khi-thu-thai-bao-lau-thi-thai-nhi-vao-
buong-tu-cung/)
1.1.4. Phát triển của trứng
Là sự nhân lên về số lượng và biệt hoá của tế bào trứng để tạo nên các cơ quan bộ
phận trong cơ thể, trở thành phôi rồi thành thai và các phần phụ của thai.
- Sau khi thụ tinh, trứng phân chia rất nhanh. Sau 24 giờ đã thành 2 tế bào mầm
rồi thành 4 tế bào bằng nhau. Từ 4 tế bào mầm lại chia thành 8 tế bào, nhưng đến đây
đã xuất hiện hai loại: có 4 tế bào mầm to, sau này sẽ phát triển thành phôi thai còn 4 tế
bào mầm nhỏ hơn, sẽ phát triển nhanh hơn bao vây lấy các tế bào mầm lớn để thành
phôi dâu, có từ 16 đến 32 tế bào. Phôi dâu sẽ phát triển thành phôi nang. Các tế bào
mầm nhỏ sẽ tạo thành lá nuôi có tác dụng nuôi dưỡng bào thai sau này sẽ trở thành rau
thai và các màng thai.
- Về mặt thời gian, sự phát triển của trứng được xếp theo hai thời kỳ: thời kỳ
sắp xếp tổ chức (trong vòng 2 tháng kể từ khi thụ tinh) và thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức
(từ 2 tháng sau thụ tinh đến khi thai đủ tháng):
27