Page 17 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 17
- Tình trạng các bộ phận khác, xác định xem khối u có ảnh hưởng đến các bộ
phận khác không.
- Tình trạng dinh dưỡng: người bệnh ăn uống bình thường hay bất thường (nếu
bất thường thì hiện tại người bệnh ăn bằng đường nào, chế độ ăn như thế nào, có phù
hợp với tình trạng người bệnh không...)
- Vận động (khả năng tự vận động, tự chăm sóc như thế nào)
- Y lệnh về các xét nghiệm cận lâm sàng
- Y lệnh về thuốc
3.5.1.2. Chẩn đoán chăm sóc/Những vấn đề cần chăm sóc
- Thiếu máu do rong kinh kéo dài.
- Đau do khối u chèn ép.
- Lo lắng về tình trạng bệnh.
- Thiếu hụt kiến thức về chế độ chăm sóc.
3.5.1.3. Lập và thực hiện kế hoạch
- Trao đổi với người bệnh về những vấn đề người hộ sinh cần làm trong quá trình
chăm sóc người bệnh để người bệnh yên tâm và cảm thấy thoải mái.
- Theo dõi toàn trạng: ít nhất 1 lần/ngày.
- Theo dõi các dấu hiệu cơ năng để đánh giá tiến triển của người bệnh: ít nhất 6
giờ/ lần.
- Theo dõi đại, tiểu tiện.
- Động viên người bệnh và người nhà để người bệnh bớt lo âu, chán nản.
- Hỗ trợ người bệnh trong các vấn đề: ăn uống, vận động, vệ sinh... đặc biệt chú ý
những người bệnh nặng, đề phòng loét.
- Thực hiện y lệnh của bác sĩ về chế độ thuốc, thủ thuật.
- Theo dõi và phát hiện sớm những tác dụng phụ hoặc tai biến của thuốc để báo
cáo với bác sĩ kịp thời.
- Giải thích và hướng dẫn người bệnh xử trí các tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt
trong những trường hợp dùng hoá chất trị liệu.
- Hỗ trợ người bệnh trong quá trình thực hiện các xét nghiệm.
3.5.1.4. Đánh giá
- Nếu các dấu hiệu cơ năng giảm, tình trạng toàn thân của người bệnh tốt lên là
tiến triển tốt.
16