Page 19 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 19
Lập kế hoạc chăm sóc cụ thể phù hợp với từng thời điểm sau mổ của người bệnh,
bao gồm:
- Theo dõi: toàn trạng; hô hấp; tiết niệu và tình trạng ra máu âm đạo, dịch vết mổ.
- Chế độ dinh dưỡng: tuỳ theo thời gian sau mổ, tuổi người bệnh mà xây dựng
chế độ ăn phù hợp.
- Chế độ vận động phù hợp với tình trạng người bệnh, tuy nhiên cần tránh nằm
bất động nhiều, để tránh bội nhiễm.
- Động viên người bệnh, tránh lo lắng quá mức, trao đổi với người bệnh về tiến
triển của người bệnh hàng ngày để người bệnh yên tâm điều trị.
- Chế độ vệ sinh phù hợp với thời gian sau mổ: vệ sinh toàn thân, vệ sinh bộ phận
sinh dục ngoài, làm thuốc âm đạo (nếu có chỉ định) ...
- Thực hiện y lệnh cụ thể.
3.5.2.4. Đánh giá
- Tình trạng người bệnh tốt dần lên, ăn uống tốt, tinh thần thoải mái, tình trạng
vết mổ tốt, không có biểu hiện chảy máu hoặc nhiễm khuẩn là tiến triển tốt.
- Người bệnh có biểu hiện chảy máu hoặc nhiễm khuẩn.
4. Viêm nhiễm sinh dục dưới
4.1. Đại cương
- Viêm nhiễm sinh dục nữ là một bệnh phổ biến trong các bệnh lý phụ khoa.
- Bệnh thường gặp ở độ tuổi sinh hoạt tình dục, dễ lây truyền theo đường tình dục.
- Thường gặp ở hình thái mãn tính nhiều hơn hình thái cấp tính, điều trị thường
kéo dài. Phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ khỏi hẳn, có thể tránh được các biến
chứng như tắc vòi trừng, viêm phần phụ mãn tính, tổn thương cổ tử cung, chửa ngoài
tử cung, vô sinh, …
- Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng.
- Các yếu tố thuận lợi:
+ Do cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ.
+ Vệ sinh phụ nữ chưa đảm bảo.
+ Môi trường làm việc của phụ nữ chưa tốt.
+ Vô khuẩn khi thăm khám chưa tốt.
4.2. Các thể viêm nhiễm sinh dục
4.2.1. Viêm âm đạo
18