Page 21 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 21
- Sốt, đau vùng hạ vị.
- Khí hư nhiều hay ít tuỳ thuộc loại tổn thương và nguyên nhân gây viêm. Nếu
khí hư lẫn máu phải nghĩ đến lao hay ung thư cổ tử cung.
- Khám bệnh nhân đau.
- Đặt mỏ vịt thấy cổ tử cung viêm: Đỏ, mất tính nhẵn bóng, loét, chạm vào dễ chảy
máu, không bắt màu lugol, có nhiều khí hư chảy ra từ ống cổ tử cung
- Soi cổ tử cung thấy tổn thương loét đỏ, có thể sần sùi, lan rộng.
- Soi khí hư có vi khuẩn gây bệnh.
4.2.2.2. Điều trị
- Đặt thuốc âm đạo.
- Có thể kết hợp kháng sinh toàn thân.
- Vệ sinh âm đạo bằng các dung dịch sát khuẩn phù hợp.
- Đốt cổ tử cung bằng hoá chất hoặc đốt điện khi viêm mãn tính.
4.2.3. Viêm phần phụ
4.2.3.1. Triệu chứng
+ Đau bụng vùng hạ vị, thường đau cả hai bên hố chậu, có một bên đau trội hơn.
Đau liên tục. Có lúc đau dữ dội.
+ Khí hư ra nhiều trong đợt đau.
+ Sốt: thường ít khi sốt cao.
+ Nắn bụng vùng hạ vị bệnh nhân đau, có thể có phản ứng thành bụng.
+ Tử cung thể tích bình thường, di động tử cung khó và đau.
+ Nắn hai bên túi cùng bệnh nhân đau chói.
+ Khồi nề cạnh tử cung, ranh giới thường không rõ, ấn đau.
4.2.3.2. Điều trị
+ Điều trị nội khoa là chính, kháng sinh toàn thân và kết hợp, chườm lạnh vùng
hạ vị, dinh dưỡng tốt, đảm bảo vệ sinh.
+ Điều trị ngoại khoa khi có biến chứng như áp xe.
4.3. Dự phòng viêm nhiễm sinh dục
- Hướng dẫn phụ nữ thực hiện tốt vệ sinh phụ nữ (vệ sinh hàng ngày, vệ sinh
giao hợp, vệ sinh kinh nguyệt).
20