Page 14 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 14

3.2.1. Phân loại

                  3.2.1.1. U nang cơ năng

                        - U nang cơ năng sinh ra do tổn thương chức năng của buồng trứng, có đặc điểm:

                  Lớn nhanh, mất sớm, chỉ tồn tại trong một vài chu kỳ kinh nguyệt.
                        - U nang cơ năng bao gồm:

                        + U nang bọc noãn: do không phóng noãn, thường tồn tại trong vài chu kỳ kinh

                  nguyệt, rồi tự mất.

                        + U nang hoàng tuyến: thường gặp sau chửa trứng có biến chứng Chorio.

                        + U nang hoàng thể: có thể gặp trong 1 số trường hợp dùng thuốc kích thích
                  phóng noãn liều cao để điều trị vô sinh.

                  3.2.1.2. U nang thực thể

                        - Do tổn thương thực thể giải phẫu buồng trứng. U phát triển chậm, nhưng không

                  bao giờ mất. Kích thước u nang thường lớn, có vỏ dày, đa số là lành tính.

                        - Có 3 loại u nang thực thể: u nang bì ; u nang nước; u nang nhầy.
                  3.2.2. Lâm sàng và cận lâm sàng

                  3.2.2.1. Triệu chứng cơ năng

                        - U nang nhỏ: triệu chứng nghèo nàn, khối u tiến triển nhiều năm. Phần lớn người

                  bệnh vẫn sống, hoạt động bình thường.

                        - U nang chỉ được phát hiện khi tắm hoặc khi khám sức khoẻ.
                        - Một số người bệnh cảm giác nặng bụng dưới. Trường hợp u lớn có dấu hiệu

                  chèn ép các tạng xung quanh, gây bí tiểu, bí đại tiện.

                  3.2.2.2. Triệu chứng thực thể

                        - U nang to: thấy bụng dưới to lên như mang thai, sờ thấy khối u di động, có khi

                  đau.
                        - Khám âm đạo: tử cung nhỏ, cạnh tử cung có khối tròn đều, di động dễ dàng,

                  ranh giới biệt lập với tử cung.

                        - U nang to, dính, hay nằm trong dây chằng rộng, thì di động hạn chế, có khi mắc

                  kẹt trong tiểu khung. Không nên đè mạnh hay đẩy lên, vì có thể gây vỡ.

                  3.2.2.3. Cận lâm sàng
                        - Chụp bụng không chuẩn bị; siêu âm thấy ranh giới khối u rõ; soi ổ bụng.

                  3.2.3. Tiến triển và biến chứng

                        - Xoắn u nang; chảy máu trong nang; vỡ u nang; viêm nhiễm.


                                                              13
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19