Page 58 - Giáo trình môn học chăm sóc sức khỏe cộng đồng
P. 58
hành động để những người có trách nhiệm liên quan thực hiện theo. Lập kế
hoạch có nghĩa là xác định trước những việc cần làm, cách làm, thời gian, người
thực hiện, nguồn lực và mong đợi đối với từng việc làm cụ thể. Việc làm kế
hoạch được ví von như việc bắc một nhịp cầu từ trạng thái hay nơi chốn hiện tại
tới nơi mà chúng ta muốn đến trong tương lai.
Như vậy, lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các
nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của lập kế hoạch
Lập kế hoạch trở thành một hoạt động tất yếu đối với sự phát triển nói
chung và đối với việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân nói riêng. Có
thể nói, việc lập kế hoạch đòi hỏi sự đầu tư thích đáng về công sức, thời gian và
trí tuệ của cá nhân và tổ chức. Những bản kế hoạch tốt sẽ có thể trở thành đòn
bẩy cho sự phát triển và ngược lại, những bản kế hoạch không tốt có thể trở
thành nhân tố kìm hãm sự phát triển.
Kế hoạch CSSKCĐ là một trong những yếu tố mang tính quyết định đối
với việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân. Bản kế hoạch tốt là bước
đầu tiên để đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những bản kế
hoạch CSSKCĐ không tốt có thể dẫn đến sự lãng phí nguồn lực và ít hiệu quả
trong việc phòng chống bệnh tật, hạ thấp tỷ lệ mắc và chết của một bệnh nào đó
trong cộng đồng.
Chu trình quản lý gồm 3 bước: lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá
việc thực hiện kế hoạch. Lập kế hoạch là bước đầu tiên của chu trình quản lý nói
chung và trong quản lý các chương trình/hoạt động CSSK nói riêng. Kế hoạch
gắn liền với việc triển khai các chương trình/hoạt động chăm sóc sức khỏe của
cộng đồng. Đồng thời, nó cũng là cơ sở cho việc giám sát và đánh giá các
chương trình/hoạt động CSSKCĐ.
Một bản kế hoạch tốt cần đạt được ba yêu cầu sau:
- Chọn đúng việc cần làm và mức độ hoàn thành.
58