Page 63 - Giáo trình môn học chăm sóc sức khỏe cộng đồng
P. 63
hoạt động, các nguồn lực cần chuẩn bị và cách thức thực hiện để làm sao đạt
được những điều mà họ mong muốn.
Đồng thời, mục tiêu còn là cơ sở cho việc giám sát và đánh giá các
chương trình/hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Một số câu hỏi cần được
trả lời sau khi kết thúc mỗi chương trình chăm sóc sức khỏe cụm dân cư là:
chúng ta có đạt được những mục tiêu mà chúng ta đã đề ra không? Nếu có thì
chúng ta đã đạt được mục tiêu ở mức độ nào? (đạt được một phần hay đạt được
hoàn toàn hay vượt chỉ tiêu?). Nếu không thì tại sao? Một chương trình chăm sóc
sức khỏe cộng đồng không thể được coi là thành công nếu không đạt được
những mục tiêu đã được đề ra.
* Cách viết mục tiêu thông minh (SMART):
Một mục tiêu thông mình cần phải đạt được cả 5 đặc tính cơ bản sau:
- Cụ thể (Specific): Mục tiêu cần bắt đầu bằng một động từ cụ thể như: nâng
cao, hạ thấp, tăng cường, cải thiện, thúc đẩy, tăng, giảm… Cần tránh sử
dụng các dạng từ ngữ khác (danh từ, tính từ…) khi bắt đầu một mục tiêu
cũng như tránh sử dụng những động từ không rõ ràng (hiểu được, nắm
được…).
- Đo lường được (Measureable): đây là yêu cầu quan trọng nhằm làm cơ sở
đánh giá mức độ đạt mục tiêu sau khi kết thúc chương trình/hoạt động
chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Khả thi, có khả năng đạt được (Achieveable): khi xây dựng mục tiêu cần
cân nhắc thực trạng vấn đề, nguồn lực và các yếu tố liên quan để đưa ra chỉ
tiêu khả thi song đảm bảo tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Việc
xây dựng mục tiêu quá tham vọng sẽ có thể dẫn đến nguy cơ không hoàn
thành được mục tiêu. Ngược lại, việc đưa ra mục tiêu quá an toàn có thể
gây lãng phí nguồn lực và không tối đa hóa hiệu quả của chương trình/hoạt
động chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
63