Page 62 - Giáo trình môn học chăm sóc sức khỏe cộng đồng
P. 62
4.3. Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên
Như chúng tôi đã trình bày trước đó, cùng một thời điểm ở mỗi cộng đồng
có thể tồn tại rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau trong khi nguồn lực cho chăm
sóc sức khỏe cộng đồng thường bị hạn chế. Do vậy, sau khi xác định được những
vấn đề sức khỏe thực sự tồn tại ở cộng đồng, bước tiếp theo là cần phải xác định
(những) vấn đề vấn đề sức khỏe ưu tiên cần giải quyết sớm và/hoặc cần ưu tiên
nhiều nguồn lực hơn để giải quyết.
Vấn đề sức khỏe ưu tiên có thể thay đổi giữa các địa quốc gia/vùng lãnh
thổ, địa phương hay các cộng đồng/nhóm dân cư khác nhau. Chẳng hạn như thừa
cân béo phì hiện là một trong những vấn đề sức khỏe ưu tiên của các nước phát
triển hay các thành phố lớn của Việt Nam, trong khi đó ở các nước nghèo hay
các khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa của Việt Nam, vấn đề suy dinh dưỡng lại
vẫn là vấn đề nghiêm trọng. Mặt khác, vấn đề sức khỏe ưu tiên có thể thay đổi
theo thời gian. Chẳng hạn dịch bệnh SARS đã từng là vấn đề sức khỏe ưu tiên
của Việt Nam vào năm 2003 nhưng đến năm 2020, một trong những vấn đề sức
khỏe được ưu tiên hàng đầu lại là dịch bệnh Covid-19.
Nội dung của bước này xin xem thêm ở bài 2 “Xác định vấn đề sức khỏe
và vấn đề sức khỏe ưu tiên tại cộng đồng” của Giáo trình này.
4.4. Xây dựng mục tiêu
Mục tiêu là kết quả hay thứ mà cá nhân/tổ chức mong muốn đạt được từ
một chương trình hay hoạt động cụ thể nào đó. Có thể nói mục tiêu là một trong
những phần quan trọng nhất của một bản kế hoạch, nó chỉ ra các nhà quản lý
muốn đạt được điều gì từ chương trình/hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng
của họ.
Mục tiêu có thể được coi là kim chỉ nam cho việc thiết kế các phần còn lại
trong bản kế hoạch. Nói cách khác, các phần còn lại của bản kế hoạch phải bám
sát được mục tiêu. Từ mục tiêu, người lập kế hoạch sẽ quyết định giải pháp và
62