Page 59 - Giáo trình môn học chăm sóc sức khỏe cộng đồng
P. 59
- Xác định được cách làm tốt.
- Đảm bảo sử dụng được các nguồn lực có hiệu quả.
3. Các kiểu lập kế hoạch
3.1. Lập kế hoạch từ trên xuống
Đặc điểm cơ bản của kiểu lập kế hoạch từ trên xuống (Top – Down) là
tuyến trên giao chỉ tiêu cho tuyến dưới để tuyến dưới lập kế hoạch hoạt động nên
còn gọi là lập kế hoạch theo chỉ tiêu. Kiểu lập kế hoạch này có một số nhược
điểm.
Thứ nhất là, chỉ tiêu tuyến trên giao không phù hợp với tình hình thức tế
của tuyến dưới. Đặc biệt là khi tuyến trên giao chỉ tiêu dưới dạng “cào bằng” mà
chưa xem xét thấu đáo tới sự khác biệt về nguồn lực/năng lực giữa các cơ sở y tế
tuyến dưới cũng như sự khác biệt về điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội hay
điều kiện về tự nhiên của từng khu vực. Do đó, trong một số trường hợp, tuyến
dưới với vai trò bị động của mình có thể gặp khó khăn, lúng túng trong lập kế
hoạch.
Thứ hai là, kiểu lập kế hoạch này không khuyến khích được sự chủ động,
sáng tạo của số đông. Nó cũng thường ít lôi kéo được hay tận dụng được “chat
xám” của nhiều người vào việc lập kế hoạch so với một số kiểu lập kế hoạch
khác.
Do vậy, trong một chừng mực nào đó thì kiểu lập kế hoạch này có thể kìm
hãm sự phát triển cũng như kìm hãm hiệu quả của các hoạt động bảo vệ và nâng
cao sức khỏe cho người dân. Do vậy, hiện nay trong thự tế ít nơi áp dụng kiểu
lập kế hoạch này.
3.2. Lập kế hoạch từ dưới lên
Trong kiểu lập kế hoạch từ dưới lên (Bottom – Up), cấp dưới/tuyến dưới
chủ động lập kế hoạch trước để nộp lên cấp trên/tuyến trên. Trên cơ sở kế hoạch
của các cấp dưới/tuyến dưới đưa lên, cấp trên/tuyến trên sẽ lập kế hoạch tổng
59